Công cụ liên quan đến điều chỉnh danh mục cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 44 - 46)

8. Kết cấu của đề tài

1.2.4.4. Công cụ liên quan đến điều chỉnh danh mục cho vay

(i) Mua bán nợ

Mua bán nợ là công cụ quản trị DMCV truyền thống đã xuất hiện rất lâu trên thế giới từ những năm 60, tuy nhiên tại Việt Nam mới đƣợc hình thành và phát triển gần đây. Việc mua bán nợ đƣợc thực hiện thông qua thị trƣờng mua bán nợ giữa các TCTD, doanh nghiệp, công ty mua bán nợ, quỹ đầu tƣ tài chính... Các khoản nợ đƣợc định giá và đƣa ra thị trƣờng mua bán nợ dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ cổ phiếu, trái phiếu hay các loại giấy tờ xác nhận nợ khác. Mục đích của việc mua bán nợ là để TCTD thực hiện cơ cấu lại DMCV của mình theo hƣớng thuận lợi hơn. Trong giai đoạn một loại hình cho vay nào đó vƣợt quá kế hoạch, NHTM có thể bán bớt các khoản nợ đi và ngay lập tức DMCV sẽ đƣợc điều chỉnh giảm trên bảng cân đối. Ngƣợc lại NHTM có thể mua các khoản nợ trong các lĩnh vực khác phù hợp nhằm đa dạng hóa DMCV và gia tăng quy mô tín dụng.

Thị trƣờng mua bán nợ ngày nay hết sức phong phú và đa dạng, tài sản mua bán bao gồm nhiều loại hình cho vay khác nhau. Phân theo chất lƣợng của khoản nợ gồm có thị trƣờng mua bán nợ xấu, nợ tiêu chuẩn. Phân theo tài sản đảm bảo có thị trƣờng mua bán nợ không có tài sản đảm bảo, nợ có tài sản đảm bảo...

Chứng khoán hóa xuất hiện đầu tiên ở Hoa Kỳ vào năm 1970. Fannie Mae và Freddie Mac - hai công ty đƣợc chính phủ Mỹ bảo trợ - là những công ty đầu tiên và cho đến nay vẫn luôn là những công ty tích cực nhất trong hoạt động chứng khoán hóa. Hồi thập niên 1970, hai công ty này đã phát minh ra chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (Mortgage Backed Securities-MBS). Sau đó, các loại chứng khoán đảm bảo bằng tài sản khác ra đời.

Chứng khoán hóa khoản nợ là việc phát hành chứng khoán trên cơ sở giá trị của khoản vay thuộc sở hữu của một ngân hàng. Các khoản cho vay này có thể là các khoản nợ có tài sản thế chấp, không có tài sản thế chấp, đƣợc bảo lãnh bởi bên thứ ba hoặc thậm chí là nợ xấu. Tham gia vào quá trình chứng khoán hóa khoản vay của một NHTM bao gồm các chủ thể cơ bản sau:

- Ngƣời đi vay: là ngƣời có nghĩa vụ thanh toán khoản vay cho ngân hàng, sau khi khoản vay đƣợc chứng khoán hóa thì nhà đầu tƣ sẽ nắm giữ cổ phần của khoản nợ. Do đó ngân hàng sẽ giảm đƣợc dƣ nợ cho vay bằng cách chuyển lƣợng vốn cho vay dƣới dạng cổ phần và bán cho nhà đầu tƣ.

- Ngân hàng khởi tạo: là ngân hàng cho vay và có nhu cầu cơ cấu lại dƣ nợ vay bằng cách bán khoản vay cho Nhà đầu tƣ.

- Tổ chức trung gian: đóng vai trò không chỉ tƣ vấn, hỗ trợ doanh nghiệp mà còn đảm bảo tính minh bạch, công khai để cổ đông và xã hội giám sát quá trình chứng khoán hóa. Đây thƣờng là cơ quan Nhà nƣớc có uy tín, tổ chức này phát hành chứng khoán dựa trên các khoản nợ, rồi phân phát cho nhà đầu tƣ.

- Nhà đầu tƣ: là những cá nhân, tổ chức nắm giữ các chứng khoán phát hành và số tiền mua chứng khoán của họ đƣợc chuyển trả cho ngân hàng khởi tạo.

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ chứng khoán hóa

Do rủi ro của khoản vay ban đầu đƣợc chuyển giao cho các nhà đầu tƣ nên giảm thiểu đƣợc rủi ro trên DMCV. Đồng thời ngân hàng sẽ giải phóng đƣợc một lƣợng vốn và có thể tiếp tục cho vay vào các danh mục phù hợp khác, nhằm đa dạng hóa DMCV.

Xét về góc độ quản trị DMCV, công cụ chứng khoán hóa có những ƣu điểm nhƣ sau: giúp ngân hàng chuyển hóa rủi ro tín dụng sang nhà đầu tƣ, giải phóng lƣợng vốn kinh doanh, nâng cao năng lực về vốn pháp lý, giảm thiểu rủi ro DMCV.

(iii) Hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS)

Hoán đổi rủi ro tín dụng là một công cụ phái sinh tín dụng giữa các TCTD, ngân hàng với nhau. Mục tiêu của hoán đổi rủi ro tín dụng là để phòng vệ rủi ro về tài chính có thể xảy ra cho TCTD, có cơ chế hoạt động tƣơng tự nhƣ một hợp đồng bảo hiểm. Ngƣời mua một CDS phải trả phí định kỳ cho bên bán, nếu công cụ tín dụng cơ sở (thƣờng là trái phiếu hay một khoản nợ) gặp biến cố rủi ro thì bên bán sẽ trả một lần chi phí bồi thƣờng thiệt hại cho bên mua, và hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng chấm dứt. Tuy nhiên giống nhƣ một hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng cũng có những điều khoản loại trừ việc thanh toán nhƣ nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức giảm trừ...

Bằng việc tham gia vào một hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng, ngân hàng mua sẽ phải mất một phần chi phí định kỳ, làm cho lợi ích thu đƣợc từ khoản vay giảm xuống. Tuy nhiên xét về mặt quản trị rủi ro trên góc độ toàn danh mục, đây là một công cụ quản trị hiệu quả và linh hoạt nhằm đối phó với biến cố rủi ro. Việc sử dụng công cụ này cũng không làm ảnh hƣớng tới mối quan hệ với khách hàng, dƣ nợ vay vẫn nằm trên bảng cân đối của ngân hàng để đáp ứng về quy mô tăng trƣởng, tuy nhiên rủi ro trên toàn danh mục sẽ giảm đi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)