Quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thƣơng mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 26)

8. Kết cấu của đề tài

1.2. Quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thƣơng mại

1.2.1. Rủi ro danh mục cho vay

1.2.1.1. Rủi ro cho vay

Rủi ro cho vay đƣợc hiểu một cách chung nhất là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng, thể hiện qua việc khách hàng không trả đƣợc nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Nói một cách khác là ngƣời vay đã không thực hiện đúng cam kết vay vốn theo hợp đồng tín dụng, không tuân thủ theo nguyên tắc hoàn trả khi đáo hạn. Rủi ro cho vay còn đƣợc gọi là rủi ro mất khả năng chi trả hay rủi ro sai hẹn.

Tuy nhiên cần hiểu rủi ro tín dụng theo nghĩa xác suất, là khả năng xảy ra, do đó có thể xảy ra hoặc không xảy ra tổn thất. Điều này có nghĩa là một khoản vay dù chƣa quá hạn nhƣng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất; một ngân hàng mặc dù có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhƣng nguy cơ rủi ro tín dụng cao nếu tập trung đầu tƣ vào một nhóm khách hàng hay một loại ngành nghề. Cách hiểu này giúp cho các ngân hàng chủ động trong phòng ngừa, trích lập dự phòng, đảm bảo bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro.

Về mặt định lượng: rủi ro tín dụng đƣợc phản ánh bởi chính số tiền nợ

Về mặt định tính: rủi ro tín dụng có quan hệ ngƣợc chiều với chất lƣợng

tín dụng. Theo đó chất lƣợng tín dụng càng cao thì mức độ rủi ro càng thấp và ngƣợc lại, chất lƣợng tín dụng thấp, nợ quá hạn cao thì rủi ro tín dụng là rất lớn và có tác động ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh ngân hàng.

1.2.1.2. Rủi ro danh mục cho vay

Rủi ro DMCV là sự biến động của toàn bộ DMCV theo hƣớng tiêu cực. Có thể định nghĩa nhƣ sau:

Rủi ro DMCV là một hình thức rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh do những hạn chế trong quản lý DMCV của NHTM. Rủi ro trong hoạt động có xu hƣớng tập trung vào DMCV (Rose, 1999).

Rủi ro DMCV là rủi ro mà tỷ lệ thua lỗ của DMCV cao hơn hoặc giá trị của danh mục thấp hơn mục tiêu ban đầu. Rủi ro này chính là hậu quả của sự tập trung rủi ro vốn cho vay trong một nhóm ngành công nghiệp nào dó. Rủi ro danh mục tín dụng tƣơng quan với tổn thất không dự tính (Sarraf, 2006).

Về cấu trúc thành phần, rủi ro hoạt động cho vay có thể chia thành hai loại là rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục. Rủi ro giao dịch liên quan đến sự hoàn trả của từng giao dịch riêng biệt, còn rủi ro danh mục liên quan đến toàn bộ cấu trúc, DMCV hiện hữu của ngân hàng. Rủi ro DMCV đƣợc chia thành hai loại căn bản:

(i) Rủi ro nội tại: xuất phát từ đặc điểm sử dụng vốn và hoạt động của từng đối

tƣợng cho vay, mang tính chất riêng biệt bên trong mỗi chủ thể, ngành nghề, lĩnh vực kinh tế. Do đó loại rủi ro này có tính chất tất yếu, tồn tại sẵn có bên trong mỗi chủ thể, không thể triệt tiêu hoàn toàn. Các biện pháp quản trị chỉ có thể kiểm soát và hạn chế nó mà thôi. Cho vay các đối tƣợng có rủi ro nội tại thấp sẽ giúp ngân hàng tăng mức độ an toàn cho DMCV của mình.

(ii) Rủi ro tập trung: đây là loại rủi ro xuất phát từ việc ngân hàng cho vay vốn

tập trung quá nhiều đối với một số khách hàng, các doanh nghiệp có liên quan hoạt động trong cùng một ngành nghề đặc thù, vùng địa lý, hoặc một loại hình cho vay có rủi ro cao. Điều này còn gọi là thiếu đa dạng hóa trong DMCV, đi ngƣợc lại nguyên tắc phân tán rủi ro trong kinh doanh tiền tệ. Ủy ban Basel nhận định “hoạt

động cho vay là hoạt động cơ bản của hầu hết ngân hàng nên rủi ro tập trung trên DMCV là rủi ro cơ bản nhất trong phạm vi một ngân hàng”.

Theo định nghĩa của Ủy ban Basel, rủi ro tập trung là bất kỳ rủi ro đơn lẻ nào hoặc nhóm rủi ro có khả năng tạo ra tổn thất lớn liên quan đến mức vốn của ngân hàng, tài sản có của ngân hàng hoặc tổng tổn thất của ngân hàng. Do đó khi xây dựng, thiết kế DMCV, ngoài việc đảm bảo tỷ trọng DMCV hợp lý còn phải tính toán tới các mức giới hạn an toàn về vốn tự có, tổng dƣ nợ đối với một đối tƣợng, tổng giá trị tổn thất của DMCV. Đảm bảo sao cho khi tổn thất xảy ra thì ngân hàng vẫn đủ đảm bảo khả năng chống chịu để tiếp tục hoạt động ổn định.

Sơ đồ 1.1: Cấu trúc rủi ro cho vay

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

1.2.1.3. Hậu quả của rủi ro danh mục cho vay

Rủi ro DMCV biểu hiện qua việc tập trung quá nhiều vốn vào một số khách hàng, ngành nghề kinh tế, lĩnh vực có độ rủi ro cao, hoặc thiếu đa dạng hóa DMCV, mức độ phân tán thấp. Hậu quả của rủi ro DMCV không chỉ ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng mà còn quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng.

- Cho vay tập trung vào một khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức với dƣ nợ quá lớn. Khi các khách hàng này không trả đƣợc nợ sẽ ảnh hƣởng nặng nề tới an toàn của ngân hàng về thanh khoản, hiệu quả hoạt động, vốn tự có.

- Cho vay tập trung vào các ngành nghề đặc thù. Khi các ngành nghề này bị thay thế hoặc không còn phát triển mạnh nữa sẽ dẫn đến nguy cơ khách hàng không trả đƣợc nợ đồng loạt. Nhƣ cho vay kinh doanh bất động sản, cho vay kinh doanh chứng khoán, cho vay kinh doanh vàng... Khi biến cố vỡ nợ xảy ra, giá trị các tài

Rủi ro hoạt động cho vay

Rủi ro giao dịch Rủi ro danh mục

sản thế chấp bị sụt giảm mạnh theo thị trƣờng, làm ảnh hƣởng đến các khoản nợ không trả đƣợc.

1.2.1.4. Nguyên nhân phát sinh rủi ro danh mục cho vay

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro DMCV xuất phát từ bên trong lẫn bên ngoài ngân hàng. Điển hình có thể bao gồm các nguyên nhân nhƣ sau:

- Dự đoán xu hƣớng phát triển kinh tế không chính xác, từ đó xây dựng chính sách cho vay không phù hợp, dẫn đến rủi ro khách hàng không hoàn thành đƣợc kế hoạch kinh doanh, ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi vốn vay.

- Điều kiện nội lực của ngân hàng chƣa đáp ứng: Cơ sở vật chất, trình độ lao động, hệ thống công nghệ, bộ máy tổ chức. Khi ngân hàng có vốn tự có lớn, mạng lƣới hoạt động rộng khắp, trình độ quản lý cho vay của cán bộ tốt sẽ hạn chế đƣợc rủi ro so với các ngân hàng quy mô vốn nhỏ, mạng lƣới ít đa dạng, cho vay tập trung một số khu vực địa lý, ngành nghề đặc thù.

- Áp lực lợi nhuận, tăng trƣởng ngày càng lớn tác động không nhỏ đến quá trình kiểm soát rủi ro của ngân hàng. Bởi các ngân hàng càng đánh đổi một khoản lợi nhuận cao đi kèm theo một mức độ rủi ro cao hơn nhƣ cho vay quá nhiều đối với một khách hàng...

- Thị trƣờng tài chính chƣa phát triển ổn định, tính minh bạch và hội nhập chƣa cao. Các ngân hàng chƣa có các công cụ đa dạng để điều chỉnh nhanh chóng, hiệu quả DMCV của mình. Do đó tính chủ động đối phó đối rủi ro chƣa cao và còn hạn chế do các yếu tố khách quan từ môi trƣờng.

1.2.2. Quản trị danh mục cho vay 1.2.2.1. Khái niệm 1.2.2.1. Khái niệm

Theo Wise Geek (2014) mô tả quản trị DMCV là quá trình xây dựng một loạt các khoản đầu tƣ tín dụng và quản lý rủi ro liên quan đến các khoản đầu tƣ đó. Do đó quản lý DMCV bao gồm quá trình đánh giá rủi ro liên quan đến từng khoản vay và sau đó phân tích tổng số rủi ro đối với các khoản vay. Mục tiêu chính của quản trị DMCV là để giảm thiểu các khoản cho vay không đủ tiêu chuẩn bằng các biện pháp nhƣ xem xét lịch sử tín dụng của các cá nhân hoặc tổ chức.

Quản trị DMCV là kỹ thuật cho phép nhà quản trị rủi ro đo lƣờng lợi nhuận với rủi ro tín dụng đã xảy ra, cho phép nhà quản trị phân loại DMCV để chọn ra DMCV phù hợp với khẩu vị rủi ro cũng nhƣ tối ƣu hóa tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận (Sarraf, 2006).

Quản trị DMCV xây dựng hệ thống phân tích, kiểm soát và đo lƣờng rủi ro/lợi nhuận của từng khoản vay bằng cách phát triển các phƣơng pháp định lƣợng và cho ra đời các mô hình đo lƣờng rủi ro tín dụng để đánh giá khách hàng nhằm tìm ra rủi ro (Gregoriou and Hope, 2009).

Quản trị DMCV là phân phối giá trị gia tăng bằng cách tạo ra công cụ chuyển đổi cao hơn căn cứ trên tổng thể DMCV, chính nó sẽ tạo ra các quyết định kinh doanh một cách hiệu quả hơn. Quản trị DMCV giúp giải phóng nguồn vốn tồn đọng trong những tài sản cầm cố không phát sinh lợi nhuận, thúc đẩy tăng thu lợi nhuận hoặc phí từ mua bán, cơ cấu, hoặc tái cơ cấu rủi ro tín dụng. (Gregoriou and Hope, 2009)

Theo Dickerson Knight Group, Inc. (2003), có hai phƣơng pháp tiếp cận cơ bản để quản trị DMCV thƣơng mại, đó là phƣơng pháp tiếp cận ngẫu nhiên và phƣơng pháp tiếp cận theo kế hoạch.

Trong phƣơng pháp tiếp cận ngẫu nhiên thì DMCV sẽ đƣợc tạo ra hoặc tập hợp một cách ngẫu nhiên. Ngân hàng chấp nhận và phê duyệt từng khoản cho vay đơn lẻ, và sau đó những khoản cho vay này sẽ chịu tác động của các chu kỳ kinh tế không dự báo trƣớc đƣợc. DMCV biến thành một tập hợp đặc biệt các giao dịch (quyết định) với mức rủi ro có thể rất cao kèm theo việc định giá và cơ cấu kém.

Còn trong phƣơng pháp tiếp cận theo kế hoạch thì DMCV hình thành do 3 yếu tố:

- Ngân hàng tự xây dựng một phƣơng thức (hệ thống) để tạo ra một DMCV thƣơng mại theo kế hoạch với những kết quả có thể dự báo đƣợc;

- Ngân hàng tiến hành kiểm tra, đa dạng hóa và hạn chế rủi ro tập trung tín dụng;

- Ngân hàng sử dụng hệ thống thông tin điều hành nhƣ là một công cụ thƣờng xuyên.

Vậy một cách khái quát, quản trị DMCV là một phƣơng thức quản trị kinh doanh ngân hàng, bao gồm các nội dung: thiết kế DMCV, xây dựng các chính sách, tổ chức thực hiện, tái xét và điều chỉnh DMCV nhằm đạt các mục tiêu quản trị rủi ro và kinh doanh đã hoạch định của ngân hàng. Quản trị DMCV nhằm xác định đƣợc các tỷ trọng, cơ cấu của DMCV theo từng ngành kinh tế, theo chủ thể cho vay, loại tiền tệ... Quản trị DMCV có tính chất liên tục và thƣờng xuyên trong suốt quá trình cho vay của NHTM.

1.2.2.2. Sự cần thiết của quản trị danh mục cho vay

Quản trị DMCV là một nội dung mang tính chất bắt buộc của NHTM: Vì

những đặc điểm vô cùng cần thiết nên quản trị DMCV là một nội dung bắt buộc và đƣợc giám sát thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền. Các NHTM phải đảm bảo tuân thủ đúng các giới hạn an toàn về cho vay, về mức vốn tự có hay tỷ lệ cho vay, mức trích lập dự phòng,...

Tối thiểu hóa rủi ro cho vay của NHTM: thông qua các công cụ, các phƣơng

pháp quản trị DMCV, nhà quản trị có thể vận dụng để lên kế hoạch cho vay, thiết kế, xây dựng, tổ chức thực hiện đảm bảo mang lại cho ngân hàng một DMCV có độ rủi ro thấp nhất, phù hợp với khả năng chịu đựng tổn thất của ngân hàng và khẩu vị rủi ro của nhà đầu tƣ.

Nâng cao hiệu quả cho vay của NHTM: Thông qua hoạt động quản trị

DMCV, NHTM có thể tạo ra một DMCV có lợi nhuận ổn định nhƣng với mức độ rủi ro thấp nhất. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Nâng cao tính cạnh tranh và khả năng hội nhập: Thực hiện tốt nội dung của

quản trị DMCV, NHTM sẽ tạo ra thị trƣờng cạnh tranh hơn, tạo điều kiện tốt hơn để phát triển và hội nhập sâu hơn với quốc tế. Quản trị DMCV hiệu quả đồng nghĩa với việc gia tăng giá trị của một ngân hàng.

Lành mạnh hóa thị trường tài chính và thu hút đầu tư: Từ việc NHTM tuân

có giá trị thị trƣờng có thể mua bán, trao đổi, hình thành nên một thị trƣờng tài chính hiệu quả, lành mạnh. Đồng thời với việc quản trị DMCV hiệu quả, các nhà đầu tƣ sẽ quan tâm hơn tới thị trƣờng tài chính Việt Nam, là một nội dung cần thực hiện trong chiến lƣợc thu hút đầu tƣ.

1.2.2.3. Mục tiêu quản trị danh mục cho vay

Quản trị DMCV hiệu quả đồng nghĩa với việc quản trị rủi ro tín dụng tốt. Mục tiêu chính yếu của quản trị DMCV là hạn chế, tối thiểu hóa rủi ro cho vay và tối đa hóa lợi nhuận mang lại cho ngân hàng dƣới góc độ tổng thể. Theo lý thuyết Study Group on Credit Portfolio Management (2007) có thể chia thành ba mục tiêu cơ bản sau:

- Giảm thiểu rủi ro tập trung tín dụng: xác định việc tập trung tín dụng trong một số khách hàng, ngành nghề, lĩnh vực kinh tế, khu vực địa lý để từ đó điều chỉnh lại cho phù hợp với DMCV đã kế hoạch.

- Giảm thiểu rủi ro tín dụng (giải phóng nguồn vốn kinh tế): hỗ trợ quản trị nguồn vốn kinh tế trong hoạt động kinh doanh nội bộ của NHTM.

- Tối ƣu hóa rủi ro/lợi nhuận: quyết định đối với tài sản nào cần phòng hộ, bán hoặc chứng khoán hóa.

1.2.2.4. Nội dung của quản trị danh mục cho vay

Nghiên cứu về quản trị DMCV bao gồm các nội dụng cơ bản sau:

- Xây dựng nền tảng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu, bảo đảm chất lƣợng dữ liệu và phát triển phƣơng pháp để đánh giá rủi ro (Gregoriou and Hope, 2009).

- Kiểm soát, báo cáo và chịu trách nhiệm về lợi nhuận của DMCV thông qua việc phát triển và ứng dụng mô hình toán học để đo lƣờng rủi ro và lợi nhuận DMCV (Bluhm, 2005).

- Tái kiểm tra và đánh giá các mô hình. Đồng thời ứng dụng các mô hình này vào đánh giá các DMCV của ngân hàng để đƣa ra các kiến nghị phù hợp với qui định và chuẩn mực kế toán hiện hành của ngân hàng (Bluhm, 2005).

Nhƣ vậy nội dung chính của quản trị DMCV là xây dựng các phƣơng pháp, công cụ để quản lý hiệu quả rủi ro DMCV nhằm gia tăng lợi nhuận của nguồn vốn đầu tƣ và giảm thiểu rủi ro cho vay ở góc độ toàn danh mục.

1.2.3. Các phƣơng pháp quản trị danh mục cho vay 1.2.3.1. Quản trị danh mục cho vay thụ động 1.2.3.1. Quản trị danh mục cho vay thụ động

Quản trị DMCV thụ động hay còn gọi là truyền thống là việc các ngân hàng chỉ ƣu tiên tập trung vào một số ngành nghề, lĩnh vực cho vay ngẫu nhiên, không có kế hoạch cụ thể, thiếu tính chủ động. Do đó phƣơng pháp này đƣợc đánh giá là khó kiểm soát rủi ro tổng thể của DMCV, thiếu sự đa dạng, rủi ro tập trung cao. Điển hình nhƣ ƣu tiên cho vay kinh doanh bất động sản, xuất nhập khẩu, doanh nghiệp lớn...

(i) Ưu điểm: Phƣơng pháp này đơn giản thực hiện, ít tốn kém chi phí đầu tƣ

mô hình quản trị rủi ro DMCV nhƣ các phƣơng pháp khác. Tuy nhiên do đơn giản trong khâu lập kế hoạch và thiết kế DMCV, nên việc theo dõi và điều chỉnh DMCV thƣờng thực hiện sau khi yếu tố rủi ro bộc lộ.

(ii) Nhược điểm

- Thiếu sự đa dạng về chủ thể đi vay

Tập trung quá nhiều dƣ nợ cho một số ít khách hàng, hay tỷ lệ dƣ nợ cho nhóm khách hàng có cùng ngành nghề, lĩnh vực vƣợt quá giới hạn an toàn. Điều này cực kỳ nguy hiểm đến an toàn vốn của ngân hàng. Khi gặp các điều kiện khó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)