Kinh nghiệm quản trị rủi ro danh mục cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 49)

8. Kết cấu của đề tài

1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro danh mục cho vay

1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế

Trƣớc những năm 50 của thế kỷ 20, ngân hàng chủ yếu chú trọng công tác quản trị trong các giao dịch riêng biệt, chƣa chú trọng quản trị toàn DMCV. Các phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ phƣơng pháp phán quyết, phƣơng pháp hệ thần kinh nhân tạo, phƣơng pháp XHTD, phƣơng pháp điểm số đều.

Đến những năm 90 của thế kỷ 20, lý thuyết quản trị DMCV hiện đại của nhà kinh tế học Harry Markowitz đã góp phần tích cực vào hệ thống quản trị của ngân hàng. Các phƣơng pháp quản trị DMCV hiện đại dần xuất hiện nhƣ chứng khoán hóa khoản nợ, hoán đổi rủi ro tín dụng, giới hạn tín dụng cho vay theo khách hàng, ngành kinh tế.

Từ sau những năm 90 của thế kỷ 20, quản trị DMCV đƣợc chú trọng một cách chặt chẽ hơn vì tầm quan trọng trong quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh ngân hàng. Điều này xuất phát điểm từ những yếu kém, lỗ hổng rủi ro ngày càng nhiều của hệ thống các NHTM. Khi biến cố rủi ro xảy ra mà không dự đoán trƣớc đƣợc hậu quả sẽ gây ra nguy cơ phá sản rất lớn. Mặt khác trong xu hƣớng hội nhập quốc tế sâu rộng, các tiêu chuẩn giám sát hoạt động ngân hàng hiện đại yêu cầu các NHTM cần phải có hệ thống quản trị rủi ro DMCV chặt chẽ hơn.

Tại Nhật Bản:

Dù là một quốc gia có hệ thống tài chính phát triển hàng đầu thế giới, thế nhƣng việc quản trị DMCV tại các TCTD nƣớc này chƣa bao giờ bị xem nhẹ. Quá

trình quản trị DMCV bao gồm các công đoạn trọng yếu nhƣ sau: Giảm thiểu rủi ro tập trung tín dụng (giải phóng vốn kinh tế); nâng cao tính minh bạch của quy trình tín dụng; tối ƣu hóa rủi ro.

Tại Đức:

Năm 2002, ngân hàng Deutsche Bank đã nghiên cứu xây dựng thành công phƣơng pháp quản trị DMCV của mình dựa trên hai vốn đề cốt lõi là giảm thiểu rủi ro tín dụng và cắt giảm chi phí. Deutsche Bank đã thành lập một bộ phận quản trị DMCV của ngân hàng và vận dụng các công cụ tài chính để làm giảm rủi ro tín dụng, tiết giảm chi phí tài chính trong cho vay. Kết quả cho thấy Deutsche Bank đã thu đƣợc tỷ suất tinh lợi ROE lên đến 25%.

Tại Mỹ:

Ngày 15/09/2008 cả thế giới rúng động trƣớc thông tin Lehman Brothers - ĐCTC 158 năm tuổi và là một trong 4 NHTM lớn nhất nƣớc Mỹ thời bấy giờ tuyên bố phá sản. Thiệt hại mà ngân hàng này phải gánh chịu là kết quả của việc biến các khoản cho vay mua bất động sản thành các gói trái phiếu có gốc bất động sản đầy rủi ro cung cấp cho thị trƣờng. Khi nền kinh tế đi xuống, ngƣời vay tiền mua nhà không trả đƣợc các khoản vay mua nhà thì rủi ro tín dụng đƣợc chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục tín dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo. Khủng hoảng càng gia tăng khiến việc phát mãi tài sản càng tăng làm giá bất động sản càng giảm. Điều này có nghĩa giá trị tài sản đảm bảo của trái phiếu càng giảm và rủi ro tín dụng càng tăng. Đây là bài học cho việc cho vay tập trung quá nhiều vốn tín dụng cho một nhóm khách hàng, cụ thể là cho vay bất động sản, DMCV kém đa dạng.

Từ những sự phát triển và quan tâm hơn đến quản trị DMCV, các NHTM trên thế giới đã đạt đƣợc một số thành tựu cơ bản sau:

- Xem quản trị DMCV là công cụ quản trị không thể thiếu và xem nhẹ trong hoạt động kinh doanh. Trong đó thực hiện đa dạng hóa DMCV nhƣ một biện pháp giảm thiểu rủi ro tập trung hiệu quả.

- Xuất hiện các mô hình đo lƣờng rủi ro DMCV hiện đại nhƣ mô hình XHTD nội bộ kết hợp đo lƣờng rủi ro tổn thất theo Basel, mô hình cấu trúc, mô hình nhân tố kinh tế, mô hình thống kê bảo hiểm.

- Sử dụng linh hoạt các công cụ tài chính và quản trị DMCV hiện đại nhƣ chứng khoán hóa, hoán đổi tín dụng, kết hợp cả chứng khoán hóa và hoán đổi rủi ro tín dụng.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm tại Việt Nam và hành lang pháp lý hiện tại

Tại các NHTM Việt Nam hiện nay, vấn đề xây dựng và quản trị DMCV cũng đƣợc quan tâm ngày càng nhiều hơn. Kế thừa các phƣơng pháp quản trị DMCV tiên tiến trên thế giới cùng với đặc điểm hoạt động của NHTM tại Việt Nam, NHNN đã có những quy chuẩn nhất định về DMCV của một NHTM.

(i) Luật các TCTD 2010 có đề cập đến giới hạn cho vay so với mức vốn tự có của một NHTM, cụ thể nhƣ sau:

- Tổng mức dƣ nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá 15% vốn tự có của NHTM.

- Tổng mức dƣ nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và ngƣời có liên quan không đƣợc vƣợt quá 25% vốn tự có của NHTM.

- Quy định rõ các đối tƣợng không đƣợc cho vay và hạn chế cho vay.

(ii) Theo thông tƣ 36/2014/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các TCTD cũng quy định rất rõ một số giới hạn trong cho vay của các NHTM để giảm thiểu rủi ro nhƣ sau:

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của một NHTM là 9%.

- Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn của các NHTM là 60%.

- Tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với tổng tiền gửi của các NHTM cổ phần là 80%, NHTM Nhà nƣớc là 90%.

(iii) Thông tƣ 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.

Thông tƣ quy định cách tổ chức bộ máy hoạt động, kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các NHTM. Điểm chính của thông tƣ là ràng buộc việc kiểm soát rủi ro của các NHTM bằng các quy tắc kiểm soát nội bộ nhƣ bất kiêm nhiệm, quy tắc bốn mắt, phải thực kiện kiểm tra đánh giá định kỳ,...

Điều này cho thấy việc quản trị DMCV đã đƣợc nhìn nhận là công tác liên quan đến an toàn hệ thống, nền kinh tế chứ không còn là của từng NHTM riêng lẻ nữa.

Trong những năm gần đây, hệ thống NHTM Việt Nam cũng chứng kiến các TCTD vì sai lầm, thiếu sót trong công tác quản trị DMCV mà dẫn đến phải bị sáp nhập, mua lại giá 0 đồng hay thuộc diện bị kiểm soát đặc biệt. Điển hình nhƣ Habubank năm 2012 đƣợc nhận định là do tập trung tín dụng vào một số khách hàng lớn, tập trung cho vay các lĩnh vực đặc thù nhƣ: đóng tàu, sản xuất giấy, thuỷ sản. Chỉ với 50 khách hàng lớn đã chiếm tới 65% tổng nợ của Habubank, trong đó nhiều nhất là Vinashin với hơn 3.000 tỷ đồng, Binhanfishco với hơn 1.500 tỷ đồng. Khi Vinashin và Binhanfishco bị vỡ nợ dẫn tới nợ xấu của Habubank tăng lên hơn 16%, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến Habubank sáp nhập vào SHB.

Cho vay quá nhiều vào một vài đối tƣợng, một vài ngành nhạy cảm nhƣ bất động sản dễ dẫn đến rủi ro danh mục cao. Việc chạy theo lợi nhuận hiện tại chƣa đủ bù đắp cho việc mất thanh khoản, mất cân đối tài chính, là nguyên nhân dẫn đến phá sản.

Từ đó bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam hiện nay:

- Không đƣợc coi nhẹ công tác quản trị DMCV, nghiêm túc thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật.

- Phải có các phƣơng pháp đo lƣờng và quản trị DMCV, hiệu quả DMCV.

- Cập nhật thƣờng xuyên các chuẩn mực, công cụ tài chính, cách thức quản trị DMCV của các nƣớc phát triển nghiên cứu áp dụng vào Việt Nam.

- Tăng cƣờng vai trò kiểm tra, giám sát của bộ phận kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro.

Kết luận chƣơng 1

Chƣơng 1 giới thiệu về DMCV, cơ cấu DMCV, rủi ro DMCV và quản trị DMCV của NHTM.

Lý luận về khái niệm của rủi ro DMCV, quản trị DMCV, các loại rủi ro DMCV của một NHTM, các phƣơng pháp thực hiện để quản trị DMCV. Đồng thời luận văn còn cập nhật các yếu tố ảnh hƣởng đến DMCV, các tiêu chuẩn, công cụ quản trị DMCV hiện đại nhƣ xây dựng, tổ chức thực hiện, đo lƣờng và giám sát, điều chỉnh DMCV của NHTM. Từ đó làm cơ sở để vận dụng, phân tích vào thực tiễn hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Đƣa ra các kinh nghiệm và hành lang pháp lý về quản trị rủi ro DMCV đối với các NHTM hiện nay. Từ đó cho thấy quá trình quản trị DMCV đã tồn tại và phát triển qua một thời gian khá dài. NHTM Việt Nam cần phải năng động hơn nữa, lựa chọn và vận dụng các phƣơng pháp để hoạt động quản trị DMCV đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI BIDV 2.1.Tổng quan tình hình hoạt động của BIDV

2.1.1. Sự hình thành và phát triển 2.1.1.1. Thông tin chung 2.1.1.1. Thông tin chung

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, tên gọi tắt là BIDV đƣợc thành lập ngày 26/04/1957. Đây là NHTM lâu đời nhất tại Việt Nam, hiện nay trụ sở chính đƣợc đặt tại Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tính đến ngày 31/12/2016, vốn điều lệ của BIDV đạt 34.187 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nƣớc là 32.573 tỷ đồng (95%) và vốn của nhà đầu tƣ thông qua phát hành cổ phiếu là 1.614 tỷ đồng (5%).

(i) Lịch sử hình thành và phát triển

BIDV đƣợc thành lập ngày 26/04/1957 với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ tài chính.

Từ 1981 đến 1989: mang tên Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam, trực thuộc NHNN Việt Nam.

Từ 1990 đến 27/04/2012: mang tên Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Từ 27/04/2012 đến nay: mang tên Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV). Chính thức thực hiện cổ phần hóa và hoạt động theo mô hình của NHTM cổ phần.

Ngày 24/01/2014 BIDV chính thức đƣợc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, mã cổ phiếu giao dịch là BID.

Ngày 23/05/2015: Ngân hàng Phát triển Đồng bằng Sông cửu Long (MHB) sáp nhập vào BIDV.

(ii)Mạng lƣới hoạt động

Mạng lưới ngân hàng: tính đến năm 2016, BIDV có 191 chi nhánh và 815

phòng giao dịch, 1.822 máy ATM, 15.962 máy POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. Nhân lực có hơn 25.000 cán bộ, nhân viên.

Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tƣ (BSC),

Công ty Cho thuê tài chính (BSL), Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ (BIC), Công ty bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife,…

Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác

Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào), Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tƣ BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ), Liên doanh Bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife (đối tác Mỹ).

Hiện diện thương mại: rộng khắp tại Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc

và Đài Loan (Trung Quốc).

2.1.1.2. Các sản phẩm tín dụng

(i) Tín dụng bán lẻ

Cho vay nhu cầu nhà ở: mục đích của loại cho vay này là để hỗ trợ nhu cầu

nhà ở (mua nhà ở, sữa chữa nhà ở…) cho các cá nhân hoặc ngƣời thân của họ. Do giá trị nhà ở thƣờng lớn nên loại cho vay này có thời hạn vay tƣơng đối dài, đồng thời nợ gốc đƣợc chia ra nhiều kỳ để trả dần.

Cho vay mua ô tô: mục đích của loại cho vay này là để hỗ trợ nhu cầu mua

sắm ô tô phục vụ nhu cầu đi lại của khách hàng cá nhân. Tùy vào từng dòng xe mới hay đã qua sử dụng, xe nhập khẩu nguyên chiếc hay đƣợc lắp ráp trong nƣớc, xe xuất xứ từ các nƣớc G7 hay các nƣớc khác mà BIDV có chính sách về mức cho vay và thời gian cho vay nhất định.

Cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh: nhằm đáp ứng nhu cầu của khách

hàng đang kinh doanh theo các hình thức và lĩnh vực nhƣ dịch vụ, đại lý bán hàng, kinh doanh thƣơng mại, đầu mối thu mua… Do tính chất vay vốn kinh doanh, nguồn tiền của khách hàng liên tục đƣợc quay vòng nên thời hạn vay thƣờng ngắn hơn so với các hình thức vay nhu cầu nhà ở, xe ô tô.

Cho vay tiêu dùng đảm bảo bằng bất động sản: là hình thức cho vay phục vụ

nhu cầu đời sống của khách hàng mà tài sản đảm bảo của khoản vay là bất động sản, thông thƣờng là đất ở và nhà ở.

Cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo: là hình thức cho vay dựa vào

nhu cầu và nguồn tiền trả nợ của khách hàng mà không cần thêm tài sản đảm bảo cho khoản vay. Phƣơng thức cho vay chủ yếu của loại hình này là cho vay theo món và cho vay theo hạn mức thấu chi.

Cho vay cầm cố giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm: đây là loại hình cho vay phổ

biến và thủ tục đơn giản, nhanh gọn nhất trong các sản phẩm cho vay của BIDV. Phƣơng thức cho vay chủ yếu của loại hình này là cho vay theo món, cho vay theo hạn mức và cho vay thấu chi.

Ngoài ra BIDV còn nhiều sản phẩm tín dụng cá nhân nhƣ: Cho vay hỗ trợ chi phí du học, cho vay chứng minh tài chính, cho vay ứng trƣớc tiền bán chứng khoán… Tuy nhiên các sản phẩm này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dƣ nợ tại BIDV.

(ii)Tín dụng doanh nghiệp

Cho vay ngắn hạn: là sản phẩm cho vay nhằm bổ sung nhu cầu vốn lƣu động

phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Loại hình cho vay phổ biến là cho vay theo hạn mức tín dụng, thời hạn vay tối đa là 12 tháng.

Cho vay trung dài hạn: là sản phẩm cho vay nhằm phục vụ cho nhu cầu đầu

tƣ tài sản cố định của doanh nghiệp nhƣ: mua sắm máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận tải, xây dựng, sửa chữa nhà xƣởng, văn phòng… Cho vay trung hạn có thời hạn vay không quá 5 năm, cho vay dài hạn có thời hạn cho vay trên 5 năm.

Cho vay doanh nghiệp theo ngành: Tùy vào đặc thù của từng loại ngành

nghề mà BIDV chia ra các đối tƣợng cho vay nhƣ sau: cho vay theo ngành Dƣợc, Xây lắp, Đóng tàu, Xăng dầu, Dệt may, Phân phối, Đầu tƣ bất động sản,... Điều này nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu đặt thù của từng loại ngành nghề riêng lẽ.

Chiết khấu giấy tờ có giá: Là sản phẩm theo đó BIDV ứng trƣớc tiền cho

khách hàng và nhận lại giấy tờ có giá (GTCG) do chính BIDV phát hành trƣớc khi đến hạn thanh toán.

Ngoài ra BIDV còn nhiều sản phẩm tín dụng doanh nghiệp nhƣ: Cho vay chuỗi cung ứng thủy sản, cho vay thấu chi doanh nghiệp, cho vay đầu tƣ dự án thủy

điện, … Tuy nhiên các sản phẩm này mang tính chất đặc thù và ít phát sinh nhu cầu vay vốn.

2.1.2. Một số thành tựu nổi bật

Với lịch sử hoạt động lâu dài, BIDV đã đạt đƣợc một số thành tựu nổi bật trong quá trình phát triển thể hiện qua các mặt sau: Là ngân hàng hoạt động minh bạch và lành mạnh theo thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế, hoạt động kinh doanh hiệu quả thông qua doanh thu và lợi nhuận tăng đều qua các năm. Đi đầu trong công tác phát triển kinh tế đất nƣớc, thực hiện các mục tiêu chính sách tiền tệ của Chính phủ, công tác an sinh xã hội, nâng cao trách nhiệm với cộng đồng. Tạo ra nền tảng phát triển hệ thống ngân hàng hiện đại, góp phần vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc.

BIDV đƣợc trao tặng các danh hiệu cao quý nhƣ Huân chƣơng Hồ Chí Minh, danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, huân chƣơng Độc Lập, huận chƣơng Lao động. Ngoài ra BIDV còn nhận đƣợc một số giải thƣởng do các tổ chức, hiệp hội, tạp chí trao tặng nhƣ: NHTM tốt nhất Việt Nam do tạp chí International Banker

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)