Sự hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 54)

8. Kết cấu của đề tài

2.1.1. Sự hình thành và phát triển

2.1.1.1. Thông tin chung

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, tên gọi tắt là BIDV đƣợc thành lập ngày 26/04/1957. Đây là NHTM lâu đời nhất tại Việt Nam, hiện nay trụ sở chính đƣợc đặt tại Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tính đến ngày 31/12/2016, vốn điều lệ của BIDV đạt 34.187 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nƣớc là 32.573 tỷ đồng (95%) và vốn của nhà đầu tƣ thông qua phát hành cổ phiếu là 1.614 tỷ đồng (5%).

(i) Lịch sử hình thành và phát triển

BIDV đƣợc thành lập ngày 26/04/1957 với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ tài chính.

Từ 1981 đến 1989: mang tên Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam, trực thuộc NHNN Việt Nam.

Từ 1990 đến 27/04/2012: mang tên Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Từ 27/04/2012 đến nay: mang tên Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV). Chính thức thực hiện cổ phần hóa và hoạt động theo mô hình của NHTM cổ phần.

Ngày 24/01/2014 BIDV chính thức đƣợc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, mã cổ phiếu giao dịch là BID.

Ngày 23/05/2015: Ngân hàng Phát triển Đồng bằng Sông cửu Long (MHB) sáp nhập vào BIDV.

(ii)Mạng lƣới hoạt động

Mạng lưới ngân hàng: tính đến năm 2016, BIDV có 191 chi nhánh và 815

phòng giao dịch, 1.822 máy ATM, 15.962 máy POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. Nhân lực có hơn 25.000 cán bộ, nhân viên.

Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tƣ (BSC),

Công ty Cho thuê tài chính (BSL), Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ (BIC), Công ty bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife,…

Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác

Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào), Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tƣ BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ), Liên doanh Bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife (đối tác Mỹ).

Hiện diện thương mại: rộng khắp tại Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc

và Đài Loan (Trung Quốc).

2.1.1.2. Các sản phẩm tín dụng

(i) Tín dụng bán lẻ

Cho vay nhu cầu nhà ở: mục đích của loại cho vay này là để hỗ trợ nhu cầu

nhà ở (mua nhà ở, sữa chữa nhà ở…) cho các cá nhân hoặc ngƣời thân của họ. Do giá trị nhà ở thƣờng lớn nên loại cho vay này có thời hạn vay tƣơng đối dài, đồng thời nợ gốc đƣợc chia ra nhiều kỳ để trả dần.

Cho vay mua ô tô: mục đích của loại cho vay này là để hỗ trợ nhu cầu mua

sắm ô tô phục vụ nhu cầu đi lại của khách hàng cá nhân. Tùy vào từng dòng xe mới hay đã qua sử dụng, xe nhập khẩu nguyên chiếc hay đƣợc lắp ráp trong nƣớc, xe xuất xứ từ các nƣớc G7 hay các nƣớc khác mà BIDV có chính sách về mức cho vay và thời gian cho vay nhất định.

Cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh: nhằm đáp ứng nhu cầu của khách

hàng đang kinh doanh theo các hình thức và lĩnh vực nhƣ dịch vụ, đại lý bán hàng, kinh doanh thƣơng mại, đầu mối thu mua… Do tính chất vay vốn kinh doanh, nguồn tiền của khách hàng liên tục đƣợc quay vòng nên thời hạn vay thƣờng ngắn hơn so với các hình thức vay nhu cầu nhà ở, xe ô tô.

Cho vay tiêu dùng đảm bảo bằng bất động sản: là hình thức cho vay phục vụ

nhu cầu đời sống của khách hàng mà tài sản đảm bảo của khoản vay là bất động sản, thông thƣờng là đất ở và nhà ở.

Cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo: là hình thức cho vay dựa vào

nhu cầu và nguồn tiền trả nợ của khách hàng mà không cần thêm tài sản đảm bảo cho khoản vay. Phƣơng thức cho vay chủ yếu của loại hình này là cho vay theo món và cho vay theo hạn mức thấu chi.

Cho vay cầm cố giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm: đây là loại hình cho vay phổ

biến và thủ tục đơn giản, nhanh gọn nhất trong các sản phẩm cho vay của BIDV. Phƣơng thức cho vay chủ yếu của loại hình này là cho vay theo món, cho vay theo hạn mức và cho vay thấu chi.

Ngoài ra BIDV còn nhiều sản phẩm tín dụng cá nhân nhƣ: Cho vay hỗ trợ chi phí du học, cho vay chứng minh tài chính, cho vay ứng trƣớc tiền bán chứng khoán… Tuy nhiên các sản phẩm này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dƣ nợ tại BIDV.

(ii)Tín dụng doanh nghiệp

Cho vay ngắn hạn: là sản phẩm cho vay nhằm bổ sung nhu cầu vốn lƣu động

phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Loại hình cho vay phổ biến là cho vay theo hạn mức tín dụng, thời hạn vay tối đa là 12 tháng.

Cho vay trung dài hạn: là sản phẩm cho vay nhằm phục vụ cho nhu cầu đầu

tƣ tài sản cố định của doanh nghiệp nhƣ: mua sắm máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận tải, xây dựng, sửa chữa nhà xƣởng, văn phòng… Cho vay trung hạn có thời hạn vay không quá 5 năm, cho vay dài hạn có thời hạn cho vay trên 5 năm.

Cho vay doanh nghiệp theo ngành: Tùy vào đặc thù của từng loại ngành

nghề mà BIDV chia ra các đối tƣợng cho vay nhƣ sau: cho vay theo ngành Dƣợc, Xây lắp, Đóng tàu, Xăng dầu, Dệt may, Phân phối, Đầu tƣ bất động sản,... Điều này nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu đặt thù của từng loại ngành nghề riêng lẽ.

Chiết khấu giấy tờ có giá: Là sản phẩm theo đó BIDV ứng trƣớc tiền cho

khách hàng và nhận lại giấy tờ có giá (GTCG) do chính BIDV phát hành trƣớc khi đến hạn thanh toán.

Ngoài ra BIDV còn nhiều sản phẩm tín dụng doanh nghiệp nhƣ: Cho vay chuỗi cung ứng thủy sản, cho vay thấu chi doanh nghiệp, cho vay đầu tƣ dự án thủy

điện, … Tuy nhiên các sản phẩm này mang tính chất đặc thù và ít phát sinh nhu cầu vay vốn.

2.1.2. Một số thành tựu nổi bật

Với lịch sử hoạt động lâu dài, BIDV đã đạt đƣợc một số thành tựu nổi bật trong quá trình phát triển thể hiện qua các mặt sau: Là ngân hàng hoạt động minh bạch và lành mạnh theo thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế, hoạt động kinh doanh hiệu quả thông qua doanh thu và lợi nhuận tăng đều qua các năm. Đi đầu trong công tác phát triển kinh tế đất nƣớc, thực hiện các mục tiêu chính sách tiền tệ của Chính phủ, công tác an sinh xã hội, nâng cao trách nhiệm với cộng đồng. Tạo ra nền tảng phát triển hệ thống ngân hàng hiện đại, góp phần vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc.

BIDV đƣợc trao tặng các danh hiệu cao quý nhƣ Huân chƣơng Hồ Chí Minh, danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, huân chƣơng Độc Lập, huận chƣơng Lao động. Ngoài ra BIDV còn nhận đƣợc một số giải thƣởng do các tổ chức, hiệp hội, tạp chí trao tặng nhƣ: NHTM tốt nhất Việt Nam do tạp chí International Banker trao tặng, Top 30 ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á, Top 1.000 ngân hàng tốt nhất thế giới do tạp chí The Banker bình chọn. The Asian Banker là một trong những tạp chí uy tín trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trên thế giới bình chọn BIDV là ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2015, năm 2016.

BIDV cũng là NHTM có dƣ nợ tín dụng và quy mô huy động vốn lớn nhất hệ thống, xếp hạng 6 trong danh sách V1000 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất năm 2016, dẫn dầu trong khối ngành ngân hàng.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành

Cơ cấu tổ chức của BIDV đƣợc xây dựng trên mô hình hàng dọc, chia ra nhiều cấp bậc quản trị để thực hiện công tác điều hành kinh doanh và quản trị rủi ro.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV

Nguồn: Trang web www.bidv.com.vn

Sơ đồ 2.2: Bộ máy quản lý của BIDV

Sơ đồ 2.3: Mô hình tổ chức tại chi nhánh BIDV

Nguồn: Trang web www.bidv.com.vn

2.1.4. Một số chỉ tiêu tài chính

Đƣợc biết đến là ngân hàng đi đầu trong thực hiện các chƣơng trình cho vay theo chỉ định của chính phủ, là công cụ điều hành thị trƣờng tài chính, chính sách tiền tệ của NHNN. Tuy nhiên không vì vậy mà hoạt động kinh doanh của BIDV phát triển chậm lại. Thực tế trong những năm gần đây, tốc độ tăng trƣởng của BIDV đạt đƣợc khá ấn tƣợng và vƣơn lên trở thành NHTM có tổng tài sản lớn nhất Việt Nam hiện nay. Một số chỉ tiêu tài chính của BIDV qua các năm nhƣ sau:

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính của BIDV qua các năm từ 2010 đến 2016.

Đơn vị tính: tỷ đồng CHỈ TIÊU 2016 2015 2014 2013 2012 2011 2010 Tổng tài sản 1,006,404 850,507 650,340 548,386 484,785 405,755 366,268 Tổng huy động vốn dân cƣ 726,022 564,693 440,472 338,902 303,060 240,508 244,701 Vốn chủ sở hữu 44,144 42,335 33,606 32,040 26,494 24,390 24,220 Lợi nhuận trƣớc thuế 7,709 7,473 6,297 5,290 4,325 4,220 4,625 CAR >9% >9% >9% >9% >9% >9% >9%

Về tổng tài sản:

Biểu đổ 2.1: Quy mô tổng tài sản 2016 của 25 NHTM Việt Nam

Nguồn: tác giả tự tính toán từ BCTC của các NHTM, ĐVT: ngàn tỷ

Cuối năm 2016, BIDV là NHTM đầu tiên của Việt Nam đạt đƣợc giá trị tổng tài sản hơn 1 triệu tỷ đồng. Để đạt đƣợc kết quả đó, BIDV không ngừng gia tăng quy mô tổng tài sản qua các năm, từ năm 2010 đạt 366.268 tỷ đồng đến năm 2016 đạt 1.006.404 tỷ đồng, tƣơng ứng quy mô tổng tài sản tăng lên 2,75 lần sau 6 năm, mức tăng trƣởng trung bình hằng năm là 25%. Cùng với tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản cao nhƣ vậy, BIDV đã duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng hằng năm của dƣ nợ tín dụng là 26% và huy động vốn là 28%.

Về lợi nhuận: Lợi nhuận trƣớc thuế của BIDV tăng trƣởng đều qua các năm,

tăng chậm nhất vào năm 2011 và tăng trƣởng ấn tƣợng nhất vào năm 2015, tốc độ tăng trƣởng trung bình qua các năm là 10%. Hệ số ROE tƣơng đối ổn định ở mức 15% qua các năm, trong khi đó hệ số ROA trung bình là 0,8% và có xu hƣớng giảm dần.

Biểu đồ 2.2: Đồ thị tốc độ phát triển quy mô của BIDV từ 2010-2016.

Nguồn: tác giả tự tính toán từ BCTC của BIDV

Nhìn vào đồ thị ta thấy tốc độ tăng trƣởng về quy mô của BIDV không đồng đều qua các năm. Năm 2011 tốc độ tăng trƣởng về vốn và tổng tài sản tƣơng đối thấp, thậm chí tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận còn bị âm so với năm 2010. Do năm 2011 nền kinh tế còn chịu nhiều ảnh hƣởng của cuộc hậu khủng hoảng tài chính nên quá trình tăng trƣởng quy mô của hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn, BIDV cũng không ngoại lệ. Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu của BIDV cũng cao nhất trong giai đoạn từ năm 2010-2016, đạt 2,96%. Năm 2013 đánh dấu một năm kinh doanh ấn tƣợng của BIDV khi tốc độ tăng trƣởng vốn chủ sở hữu và lợi nhuận trƣớc thuế đều cao hơn tốc độ tăng trƣởng của tổng tài sản. Cụ thể trong năm 2013, tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản chỉ đạt 13%, trong khi tốc độ tăng trƣởng của vốn chủ sở hữu đạt 21% và tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận trƣớc thuế đạt 22%. Trong giai đoạn 2014- 2016, tốc độ tăng trƣởng quy mô của BIDV đạt đỉnh điểm vào năm 2015 khi ghi nhận sự tăng trƣởng cao của cả ba chỉ tiêu: tổng tài sản tăng 31%, vốn chủ sở hữu tăng 26% và lợi nhuận trƣớc thuế tăng 19%. Năm 2015 cũng là năm kinh tế vĩ mô phục hồi và phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trƣởng GDP đạt 6,68%, cao hơn mục tiêu 6,2% mà quốc hội đề ra, đồng thời cũng là mức cao nhất kể từ năm 2010. Tỷ lệ

lạm phát năm 2015 cũng thấp nhất trong 15 năm liền kế trƣớc đó, đạt 0.63%. Do đó năm 2015 hoạt động kinh doanh của BIDV có xu hƣớng thuận lợi và phát triển hơn, tuy nhiên đó là sự phát triển mang tính bền vững theo thị trƣờng kinh tế, không mang tính chất đột biến hay cá biệt nào. Bƣớc vào năm 2016 BIDV có dấu hiệu tăng trƣởng chậm lại, tất cả các chỉ tiêu về quy mô đều có tỷ lệ tăng trƣởng thấp, trong đó lợi nhuận và vốn chủ sở hữu tăng chậm nhất. Điều này gây ảnh hƣởng đến cấu trúc bền vững về lâu dài của BIDV.

Về chỉ số an toàn vốn:

Biểu đồ 2.3: Ƣớc lƣợng CAR tại 10 NHTM thí điểm áp dụng Basel II

Nguồn: VCBS – Báo cáo ngành ngân hàng 2017

Biểu đồ 2.3 cho thấy chỉ số CAR áp dụng Basel II năm 2016 tại 10 ngân hàng thí điểm. Trong đó, nhóm TMCP tƣ nhân có khả năng đáp ứng tốt hơn do đã có hệ số CAR cao đáng kể so với mức quy định, nhƣ ACB, VIB, TCB... Trong khi đó, nhóm TMCP nhà nƣớc sẽ chịu áp lực tăng vốn lớn (VCB, BIDV, CTG). Thành công hay thất bại của việc áp dụng tiêu chuẩn mới cũng phụ thuộc chủ yếu vào 3 ngân hàng này. Trong đó, VCB có nhiều dƣ địa hơn do có khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn (phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, đối tác nƣớc ngoài, tăng vốn cấp 2). Mặc dù vậy, quá trình bán vốn nƣớc ngoài đang kéo dài do không thỏa

thuận đƣợc mức giá. Trong khi đó, 2 ngân hàng BIDV và CTG có hệ số CAR đã ở sát ngƣỡng quy định (9%) và càng chịu áp lực giảm CAR khi phải trả cổ tức bằng tiền theo đề xuất của Bộ Tài chính. CTG đã chạm trần sở hữu để huy động vốn nƣớc ngoài, trong khi BIDV không còn dƣ địa để tăng vốn cấp 2. BIDV hiện đang có CAR ở mức thấp so với các NHTM khác và theo phân tích, BIDV rất khó để tăng chỉ số này lên, do đó, trong năm tới BIDV cần tích cực cải thiện chỉ số này bằng cách (i) tăng vốn tự có, việc này khá khó thực hiện, hoặc (ii) Giảm danh mục đầu tƣ, cho vay và tối ƣu hóa hiệu quả của chúng.

Tóm lại, phân tích các số liệu về tài chính của BIDV qua các năm cho thấy có sự gia tăng trên các phƣơng diện nhƣ vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, mạng lƣới, năng lực tài chính, tuy nhiên BIDV vần lƣu ý vấn đề hiệu quả và kiểm soát an toàn trong hoạt động, đặc biệt là các hoạt động cho vay và đầu tƣ.

2.2.Thực trạng danh mục cho vay tại BIDV

2.2.1. Tình hình cho vay và kết quả hoạt động

(i) Về quy mô và chất lượng dư nợ cho vay.

So với các NHTM cổ phần hiện nay, BIDV có ƣu thế về bề dày lịch sử hoạt động cho vay hơn, với gần 60 năm hình thành và phát triển. Là một trong các ĐCTC lớn nhất cả nƣớc, phạm vi hoạt động rộng khắp từ Bắc vào Nam, cả trong và ngoài nƣớc đã giúp BIDV là ngân hàng có mức dƣ nợ tƣơng đối lớn trong toàn hệ thống ngân hàng. Tính đến năm 2016 thì tổng dƣ nợ cho vay của BIDV đạt 723.697 tỷ đồng, chiếm 13,6% thị phần ngành.

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu về dƣ nợ của BIDV từ 2010-2016

Đơn vị tính: tỷ đồng CHỈ TIÊU 2016 2015 2014 2013 2012 2011 2010 Dƣ nợ cho vay trƣớc DPRR 723,967 598,434 445,693 391,035 339,924 293,937 254,192 Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản 72% 70% 69% 71% 70% 72% 69% Tốc độ tăng trƣởng 21% 34% 14% 15% 16% 16% -

Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay của BIDV khá ổn định, trung bình khoảng 19%/năm. Tuy nhiên trong giai đoạn gần đầy, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cao hơn các năm trƣớc, đỉnh điểm vào năm 2015 đạt 34%. Tốc độ tăng trƣởng doanh số cho vay của BIDV khá tƣơng đồng với tốc độ phát triển kinh tế qua các năm. Điều này cho thấy BIDV có sự nắm bắt tình hình kinh tế vĩ mô, chủ động thắt chặt hoặc nới lỏng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)