Tâm lý tiêu dùng của khách hàng

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị quảng cáo (Trang 42 - 45)

Cần hiểu rõ tâm lý khách hàng thì khi đó mới có thể phát huy được vai trò của quảng cáo.

Người dân rất tin vào quảng cáo

Đa số mọi người tin rằng người nổi tiếng đồng nghĩa với người giàu có nên chỉ sử dụng những sản phẩm tốt nhất, có uy tín nhất - mặc dù niềm tin này hoàn toàn mang tính chất cảm tính...".Công ty Nielsen vừa công bố một kết quả nghiên

cứu thị trường: Việt Nam đứng thứ 8 trong top 10 quốc gia tin vào quảng cáo nhất. Trong đó, độ tin cậy của người dân dành cho quảng cáo truyền miệng là 79%; ti vi: 73%; báo in: 72%. Câu hoi được đặt ra là tại sao đa số người Việt lại dựa vào quảng cáo để quyết định việc tiêu dung

So với thị trường quốc tế, ngành sản xuất hàng hóa ở nước ta còn quá non trẻ. Điều đó đồng nghĩa với việc là các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam chưa có đủ tuổi đời để khẳng định chất lượng và thương hiệu. Hay nói cách khác thì hàng hóa ở nước ta còn thiếu yếu tố lịch sử lâu dài của nhãn hiệu và người tiêu dùng chưa có đủ thời gian để hiểu biết về sản phẩm một cách sâu sắc.

Hơn 10 năm trước, khi Mỹ chấm dứt cấm vận và nước ta bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu, các sản phẩm hàng hóa của thế giới mới có cơ hội ào ạt tiến vào Việt Nam và đều được quảng cáo rầm rộ. Tuy trong số đó có nhiều sản phẩm mà thương hiệu của chúng đã được khẳng định trên thị trường quốc tế nhưng đối với đa số người Việt Nam khi đó và ngay cả lúc này, họ mới chỉ "biết tiếng" chứ chưa "biết miếng".

Đã vậy, mỗi loại hàng hóa lại có hàng chục thương hiệu khác nhau do các đơn vị sản xuất khác nhau cung cấp. Người tiêu dùng biết dựa vào cơ sở nào để chọn được sản phẩm tốt nhất giữa cả rừng sản phẩm mà họ chưa từng biết và sản phẩm nào cũng được giới thiệu là tốt nhất? Chẳng hạn, giữa hàng loạt bột giặt mang các thương hiệu Viso, Omo, Tide, Lix..., bà nội trợ biết dựa vào tiêu chí nào để có thể đưa ra lựa chọn đúng?

Kết quả là quảng cáo - phương tiện duy nhất cung cấp thông tin về sản phẩm - đã chiếm được lòng tin của đa số người tiêu dùng .

Thích tiêu dùng theo người nổi tiếng

Cùng với việc thiếu thời gian để tìm hiểu về sản phẩm, việc người Việt đặt nhiều lòng tin vào quảng cáo còn xuất phát từ tâm lý thích được tiêu dùng theo những người nổi tiếng như ca sĩ, diễn viên, người mẫu... Bởi đa số mọi người tin

rằng người nổi tiếng đồng nghĩa với người giàu có nên chỉ sử dụng những sản phẩm tốt nhất, có uy tín nhất - mặc dù niềm tin này hoàn toàn mang tính chất cảm tính.

Nắm bắt được tâm lý này nên nhà sản xuất và các chuyên gia quảng cáo đều vung tiền mời người nổi tiếng làm gương mặt đại diện cho sản phẩm của mình. Thậm chí, có sản phẩm còn đồng thời mời hàng loạt ngôi sao làm sứ giả cho mình.

Đương nhiên, những gương mặt đại diện này cũng được tuyển chọn cẩn thận cho phù hợp với sản phẩm. Qua rồi cái thời chỉ những ngôi sao giải trí mới được mời làm sứ giả cho một thương hiệu. Giờ đây, với các sản phẩm chăm sóc sức khoe, người đại diện se là một chuyên gia y tế; hoặc chuyên gia dinh dưỡng se quảng cáo cho các loại thực phẩm...

Và những người làm trong giới quảng cáo đều hiểu rằng: Cách làm này là con đường ngắn nhất và thành công nhất để thu hút người tiêu dùng, chiếm lĩnh thị phần.

Nếu để tâm xem các chương trình quảng cáo truyền hình - đặc biệt trong những dịp lễ tết - hẳn khán giả se nhận thấy những chương trình đó giống như là cuộc điểm mặt, điểm danh người nổi tiếng. Câu hoi đặt ra là: Liệu những người nổi tiếng có thực sự sử dụng những sản phẩm mà họ quảng cáo?

Chắc chắn là số người không sử dụng se chiếm phần lớn. Và một số người tiêu dùng cũng hiểu điều đó. Nhưng nhiều người trong số họ vẫn muốn chứng to sự sành điệu của mình bằng cách sử dụng sản phẩm mà một ngôi sao cũng sử dụng. Bởi thế, cách làm này luôn đem lại hiệu quả lớn - đó cũng là tình hình chung của thị trường quảng cáo trên thế giới".

Quảng cáo là quá trình truyền tin có định hướng tới người mua để quảng cáo đã giới thiệu và đề xuất.

Có một ví dụ vui như sau: Trong vườn hoa nhà thờ, linh mục đang đi dạo với một thương gia. Một giáo đồ trẻ đi phía sau. Khung cảnh thì yên bình nhưng câu chuyện giữa họ lại có vẻ khá căng thẳng. Giáo đồ trẻ bỗng nghe thấy nhà buôn trả giá: “5 vạn đôla!” – “Không bao giờ!”- Linh mục trả lời – “10 vạn đôla!” –“Vô ích thôi.”-Linh mục thở dài. Nhà buôn suy nghĩ một lúc rồi nói – “Thôi được, 50 vạn vậy nhé?”. Linh mục im lặng quay đi, vị khách lắc đầu rút lui. Giáo đồ trẻ vội bước đến trước mặt vị linh mục nói: - “Thưa cha, 50 vạn đôla là một con số không nho đâu! Sao cha lại từ chối?” – “Nhưng con có biết yêu cầu là gì không?” Linh mục to ra vô cùng tức giận - Ông ấy đề nghị ta mỗi lần giảng đạo xong không nói "Amen", mà nói "Cocacola".

Điều gì đã khiến thương gia trả một cái giá cao như vậy chỉ để đánh đổi một từ “Cocacola” từ một cha sứ? Phải chăng người thương gia biết rõ, ở dưới thánh đường kia là hằng trăm con người với lòng kính chúa sâu sắc, đang lắng nghe từng lời Cha nói? Và không gì có thể đi vào lòng hằng trăm người sùng đạo nhanh và dễ dàng bằng một câu xuất phát từ cha sứ? Có thể nói, người doanh nhân đó đã hiểu hơn ai hết sức mạnh lan truyền và ảnh hưởng của quảng cáo. Qua câu chuyện trên, chúng ta có thể phần nào thấy được tầm quan trọng của quảng cáo đối với các doanh nghiệp cũng như sự đa dạng của các loại hình quảng cáo trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị quảng cáo (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w