Hình thức tổ chức, hệ thống dịch v và thông tin

Một phần của tài liệu Luan an (1) (Trang 65 - 68)

Hình thức tổ chức của thị trư ng UPCoM là hình thức tổ chức tập trung.

Các giao dịch của hàng hoá được thực hiện tập trung trên SGDCK Hà Nội. Theo quy định, CK của các CTĐC chưa niêm yết trên SGDCK sẽ được đăng ký và lưu ký tập trung tại TTLKCK và giao dịch tại các CTCK. Kết quả giao dịch sẽ được tổng hợp qua SGDCK Hà Nội để thực hiện thanh toán bù trừ tại TTLKCK. Căn cứ trên kết quả giao dịch và thanh toán bù trừ, CTCK sẽ hạch toán tăng/giảm số lượng

CK trên tài khoản của nhà đầu tư liên quan.

Giao dịch cổ phiếu trên thị trư ng OTC có rất nhiều rủi ro.

Các giao dịch đều mang tính tự phát, chủ yếu dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau và không có cơ chế quản lý chặt chẽ. Thông thường, để có thể thực hiện mua/bán CK phải thông qua người thứ 3 đứng giữa làm trung gian. Điều này có thể dẫn tới khả năng gây ra các giao dịch thao túng giá. Thêm vào đó, có rất nhiều cổ phiếu giả được giao dịch nhưng không được phát hiện. Tuy nhiên, giao dịch cổ phiếu theo hình thức tập trung với cơ chế quản lý và khung pháp lý chặt chẽ sẽ tạo sự an toàn trong giao dịch, giúp nhà đầu tư yên tâm hơn khi đầu tư CK. Đồng thời cũng thu hút nhà đầu tư tham gia vào TTCK. Hơn thế, việc tổ chức theo hình thức tập trung còn giúp việc giám sát quá trình công bố thông tin của CTĐC sẽ chặt chẽ hơn.

Các CTĐC bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ công khai thông tin theo đúng quy định. Đó là cơ sở cho nhà đầu tư có nguồn thông tin chính thức để tìm hiểu, xem xét, đánh giá một cách tương đối chính xác tình hình hoạt động của DN trước khi quyết định đầu tư, tạo tính minh bạch cho TTCK. Ngoài ra, các CTĐC đăng ký GDCK chưa niêm yết tại SGDCK Hà Nội có cơ hội quảng bá hình ảnh, uy tín DN, tìm kiếm đối tác, tăng huy động vốn… Đó là lợi thế để DN tiếp tục phát hành CK huy động vốn, đồng thời có điều kiện thuận lợi hơn khi niêm yết chính thức.

Tình hình hoạt động của hệ thống dịch vụ hỗ trợ thị trường có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của TTCK nói chung và đặc biệt thị trường UPCoM nói riêng. Hệ thống dịch vụ hỗ trợ thị trường UPCoM ở đây là cơ sở hạ tầng, mạng công nghệ thông tin, hệ thống cung cấp thông tin... Trong thực tế, thị trường UPCoM là thị trường dành cho CK của các DN nhỏ và vừa, thị trường của các DN chưa đủ điều kiện niêm yết nên các điều kiện về tính minh bạch, công khai của CK của các DN này đã thấp hơn tại thị trường CK chính thức, thị trường CK niêm yết. Đối với các nhà đầu tư, khi đưa ra những quyết định mua, bán CK với chiến lược ngắn, trung và dài hạn thì hệ thống dịch vụ hỗ trợ đặc biệt thông tin từ các chiến lược này sẽ là đầu vào quan trọng để các nhà đầu tư tiếp nhận, phân tích và đánh giá nhằm đưa vào dự báo giá CK chính xác trên thị trường và xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp. Độ chính xác, minh bạch và kịp thời của hệ thống dịch

vụ hỗ trợ sẽ có những tác động lên thị trường và hành vi của các nhà đầu tư. Do đó, việc hệ thống dịch vụ hỗ trợ đặc biệt là hệ thống thông tin của thị trường UPCoM cần được thực hiện chuyên nghiệp, chính xác, hiệu quả và được kiểm soát bởi hành lang pháp lý để tránh tình trạng kinh doanh nội gián, lợi ích nhóm làm bóp méo và rối loạn thị trường. Có như vậy thì giá cả CK mới phản ánh đúng và kịp thời khi có những tin tức về thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô.

Thông tin tài chính là những thông tin có khả năng tác động đến giá tài sản tài chính trên thị trường. Có nhiều nguồn thông tin khác nhau trực tiếp hoặc gián tiếp từ DN hoặc môi trường bên ngoài. Vai trò của thông tin trên TTCK đã được nhấn mạnh trong những nghiên cứu của Eugene Farma vào năm 1965, Farma được coi là cha đẻ của lý thuyết thị trường hiệu quả. Có thể coi tính hiệu quả của TTTC là cơ sở của toàn bộ lý thuyết tàichính hiện đại.

Như vậy, thông tin là một trong ba yếu tố cấu thành nên tính hiệu quả của thị trường. Có thể nói thông tin có vai trò quan trọng nhất vì quyết định đến giá cổ phiếu trên thị trường. Thị trường có thông tin minh bạch và công khai sẽ hình thành nên giá CK hợp lý và thu hút nhà đầu tư tham gia, thúc đẩy sự phát triển của TTCK nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Như vậy, bất cân xứng thông tin cản trở sự lưu thông vốn trên TTTC, khiến chức năng luân chuyển vốn của TTTC không được thực hiện tốt. Điều này gây trở ngại cho sự phát triển của TTTC, đặc biệt tại các nước đang phát triển như Việt Nam.

Những tác động của bất cân xứng thông tin trên TTCK

* Tác động đến các nhà đầu tư:

Do bất cân xứng thông tin khiến giá cổ phiếu không phản ánh được đầy đủ và tức thời tình hình hoạt động của DN nên các nhà đầu tư không thể xác định được lợi nhuận kỳ vọng một cách chính xác. Điều này gây ra một số tác động đến nhà đầu tư như sau:

- Một số nhà đầu tư nắm được nhiều thông tin sẽ thu được lợi nhuận cá biệt cao hơn lợi nhuận thị trường.

Điều này là do các DN có những nguồn thông tin tốt chưa được công bố, do đó giá cổ phiếu trên thị trường của các DN này đang bị đánh giá thấp hơn giá trị

thực. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư nắm được những nguồn thông tin đó và mua vào cổ phiếu với giá rẻ, thu được lợi nhuận cá biệt cao hơn lợi nhuận của thị trường.

- Một số nhà đầu tư nắm được ít thông tin sẽ phải bỏ ra chỉ phí cá biệt cao hơn chỉ phí thị trường.

Ngược lại, những nhà đầu tư nắm được ít thông tin sẽ mua phải những cổ phiếu có giá thị trường cao hơn giá trị thực (overvalued) nên sẽ phải chịu chi phí cao hơn chi phí thị trường, thu lợi nhuận thấp và có thể thua lỗ.

Hệ quả là những nhà đầu tư có ít thông tin sẽ dần từ bỏ thị trường. Điều này sẽ tác động ngược trở lại những nhà đầu tư có nhiều thông tin (khi đó không có người mua thì họ sẽ không bán được cổ phiếu và thu về lợi nhuận như kỳ vọng) và những người này sẽ chuyển hướng đầu tư sang những lĩnh vực khác hấp dẫn hơn.

* Tác động đến các doanh nghiệp

Do tác động của bất cân xứng thông tin, các nhà đầu tư không còn niềm tin và động lực (về lợi nhuận) tham gia TTCK. Điều này khiến cho việc huy động vốn thông qua cổ phần hóa của các DN trở nên khó khăn, họ phải chuyển sang những hình thức huy động vốn khác như vay vốn ngân hàng hay phát hành trái phiếu. Những hình thức này làm tăng chi phí huy động vốn của DN và tác động đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra, các DN sẽ không còn động lực tham gia TTTC nói chung và TTCK nói riêng.

* Tác động đến sự phát triển của TTCK

Thứ nhất, do những tác động của bất cân xứng thông tin đến nhà đầu tư và DN khiến các chủ thể kinh tế không còn niềm tin và động lực tham gia TTCK. Điều này ngăn cản sự phát triển của TTCK nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Thứ hai, nhiều nhà đầu tư có thể lợi dụng lợi thế về thông tin của mình để làm giá một số loại cổ phiếu, điều này thường xuyên diễn ra trên TTCK Việt Nam, đặc biệt là đối với các cổ phiếu trên SGDCK Hà Nội, tạo cung cầu ảo trên thị trường, tạo bong bóng và khiến thị trường tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ.

Một phần của tài liệu Luan an (1) (Trang 65 - 68)