Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định

Một phần của tài liệu Luan an (1) (Trang 62 - 63)

Lạm phát: là một hiện tượng ngẫu nhiên tồn tại khách quan trong nền kinh tế có lưu thông tiền giấy. Lạm phát là do lượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu về tiền tệ đại diện cho giá trị của hàng hóa trong lưu thông. Lạm phát chỉ có một nguyên nhân, đó là lượng tiền tăng hơn mức cần thiết và hậu quả là làm cho giá cả hàng hóa tăng lên. Một khái niệm nữa về lạm phát là do Nhà nước phát hành thêm tiền để đối phó với thâm hụt ngân sách, chiến tranh, thiên tai… trong khi đó, khối lượng hàng hóa không tăng làm cho giá cả hàng hóa tăng vọt, có khi dẫn đến siêu lạm phát.

Nói đến vấn đề lạm phát trong một nền kinh tế có thể hiểu đây là hiện tượng giá trị của tiền tệ bị giảm xuống. Lạm phát diễn ra ở các nước với các mức độ khác nhau mà nó tác động tích cực hay hạn chế đến sự phát triển của doanh nghiệp, nền kinh tế. Nhìn chung, các nhà phân tích cho rằng, nếu tỷ lệ lạm phát giữ được ở mức thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thì đó là điều tốt cho nền kinh tế.

Tỷ giá hối đoái: Được ví như là chiếc cầu nối nền kinh tế trong nước và nước ngoài và là cánh cửa xoay chiều của nền kinh tế. Tỷ giá hối đoái không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách mà còn luôn được giới doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại, kể cả người dân quan tâm theo dõi. Cũng là một loại giá nhưng khác với lãi suất là giá của vốn, tỷ giá hối đoái biểu thị giá của đồng tiền trong quan hệ so sánh với đồng tiền nước khác. Bởi vậy, một sự thay đổi của tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp

kinh doanh xuất nhập khẩu, có tác động nhanh chóng và sâu sắc đối với từng quốc gia nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng nhất là trong điều kiện nến kinh tế mở. Nếu đồng nội tệ lên giá sức cạnh tranh ở thị trường nước ngoài của các hàng hoá trong nước sẽ giảm, vì khi đó giá bán của hàng hoá tính bằng đồng ngoại tệ sẽ cao hơn giá của các đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, đồng nội tệ lên giá sẽ khuyến khích nhập khẩu, vì giá hàng nhập khẩu giảm, và như vậy sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước sẽ bị giảm ngay trên thị trường trong nước. Ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp tăng cả trên thị trường trong nước và thị trường ngoài nước, vì khi đó giá bán của các doanh nghiệp giảm hơn so với các đối thủ cạnh tranh kinh doanh hàng hoá do nước khác sản xuất.

Một phần của tài liệu Luan an (1) (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w