Tăng cƣờng đào tạo nhân lực cho thị trƣờng chứng khoán các công ty đại chúng chƣa niêm yết Hà Nộ

Một phần của tài liệu Luan an (1) (Trang 149 - 152)

45 Đối với năng lực tàichính

4.2.8.Tăng cƣờng đào tạo nhân lực cho thị trƣờng chứng khoán các công ty đại chúng chƣa niêm yết Hà Nộ

công ty đại chúng chƣa niêm yết Hà Nội

Trong phát triển TTCK nói chung, thị trường UPCoM nói riêng rất cần có một đội ngũ cán bộ thích ứng, vừa có phẩm chất đạo đức vừa có năng lực để đáp ứng được yêu cầu công việc, bao gồm: Đào tạo và đào tạo lại nhân lực cho các tổ

chức tạo lập thị trường; đào tạo nhân lực cho các tổ chức đăng ký giao dịch ở thị trường UPCoM; nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa loại hình kinh doanh.

Yêu cầu về nhân sự: Hoạt động kinh doanh tạo lập thị trường trên thị trường UPCoM yêu cầu đội ngũ nhân viên kinh doanh phải thành thạo và am hiểu nghiệp vụ kinh doanh cũng như sử dụng công nghệ thông tin hiện đại bởi các GD sẽ thực hiện qua mạng thông tin. Một số yêu cầu về nhân sự đối với những tổ chức tạo lập thị trường, như sau:

+ Đội ngũ nhân viên có chứng chỉ hành nghề thành thạo nghiệp vụ môi giới và tự doanh, có nhân viên trực tiếp hành nghề tạo lập thị trường, những nhân viên này phải có kinh nghiệm hành nghề tự doanh.

+ Nhân viên tạo lập thị trường phải am hiểu và sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng.

+ Nhân viên kinh doanh tạo lập thị trường phải đáp ứng được yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp.

Hiện tại trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh CK trên thị trường tập trung, do thiếu kinh nghiệm thực tế nên nhiều CTCK đã gặp khó khăn khi triển khai các nghiệp vụ kinh doanh, chỉ chủ yếu tập trung vào nghiệp vụ môi giới. Vẫn còn tình trạng một số nhân viên kinh doanh chưa có giấy phép hành nghề. Trong việc phát triển một thị trường mới (thị trường UPCoM), đòi hỏi các nhân viên kinh doanh phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Vấn đề này đòi hỏi CTCK phải chú trọng hơn vào việc lựa chọn, bố trí nhân sự phù hợp yêu cầu công việc; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kinh doanh, đặc biệt là kỹ năng chuyên môn về tự doanh và tạo lập thị trường.

Trong thời gian hoạt động của CTCK, hằng năm, các nhân viên kinh doanh cũng cần phải theo học các lớp đào tạo để cập nhật kiến thức về CK, tham gia các Hội thảo có nội dung liên quan cũng như cập nhật thông tin về các quyết định quản lý mới bổ sung hoặc sửa đổi của các cơ quan quản lý (UBCKNN và các SGDCK).

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu về nghiệp vụ kinh doanh CK và kinh nghiệm của các nước có thị trường UPCoM phát triển, tiếp tục tổ chức các đợt đi khảo sát nước ngoài để đội ngũ nhân viên kinh doanh tích lũy thêm kinh

nghiệm, có thể vận dụng linh hoạt vào thực tế Việt Nam.

Đào tạo nhân lực cho các tổ chức ĐKGD ở thị trường UPCoM. Đây là vấn đề nan giải của các CTCK, Quỹ đầu tư và Công ty quản lý quỹ hiện nay, đặc biệt là hoạt động ở thị trường UPCoM, vấn đề này được tạm gọi là tình trạng thắt nút cổ chai trong công tác đào tạo nhân lực cho TTCK, do việc độc quyền đào tạo của Trung tâm nghiên cứu và đào tạo CK thuộc UBCKNN trong thời gian trước đây.

Đối với các CTCK: Với vai trò là cầu nối quan trọng giữa thị trường và nhà đầu tư, đội ngũ cán bộ, nhân viên của CTCK cần được đào tạo cơ bản và chuyên môn hóa cao các nghiệp vụ, đặc biệt đối với nghiệp vụ nhà tạo lập thị trường trên thị trường UPCoM.

Đối với các công ty niêm yết, các tổ chức tham gia thị trư ng: Cán bộ, nhân viên của nhóm đối tượng này cần được đào tạo cơ bản kiến thức chung về TTCK trong đó chú trọng vào các lĩnh vực như: kế toán, kiểm toán, nghĩa vụ công bố thông tin, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, kiến thức trong việc phát hành CK.

Đối với nhà đầu tư: Là người trực tiếp bỏ vốn của mình cho việc nắm giữ các CK. Đối tượng này cần được trang bị các kiến thức cơ bản về CK và TTCK. Đặc biệt là các hoạt động giao dịch trên thị trường UPCoM giúp họ nhận thức được đầy đủ và đúng đắn về việc đầu tư trên TTCK, hiểu rõ được vấn đề lợi nhuận và rủi ro trên thị trường UPCoM, quyền và nghĩa vụ của các cổ đông.

Cần đào tạo chuyên sâu, chuyên nghiệp về kiến thức và kỹ năng thực hành cho những ngưòi tác nghiệp trên thị trường UPCoM, những người hành nghề chứng khoán. Cần có chiến lược đầu tư thích đáng và lâu dài cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là những bài học về đạo đức nghề nghiệp, những người hành nghề phải có tính tự chủ, có tâm và đạo đức cao. Do vậy cần có sự phối hợp giữa UBCKNN với ngành giáo dục đào tạo trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho thị trường UPCoM.

4.3. KIẾN NGHỊ

Để những giải pháp nêu trên có thể trở thành hiện thực, trước hết UBCKNN và SGDCK Hà Nội sẽ phải đảm nhận một trọng trách lớn trong việc hình thành và phát triển thị trường UPCoM tại Hà Nội. Tuy nhiên, vấn đề này khó có thể thực

hiện tốt nếu như không có sự quan tâm và phối hợp đồng bộ chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và địa phương có liên quan trong việc thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường UPCoM, do vậy các cơ quan Bộ, ngành thuộc Chính phủ cần phối hợp chặt chẽ với nhau, trong đó:

Một phần của tài liệu Luan an (1) (Trang 149 - 152)