Những vấn đề mà các công trình liên quan đến đề tài luận án đã đạt đƣợc

Một phần của tài liệu Luan an (1) (Trang 27 - 28)

đạt đƣợc

Thứ nhất, khẳng định vai trò của TTCK trong phát triển nền kinh tế của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam; khẳng định vai trò của thị trường OTC có quản lý (trong đó có mô hình thị trường UPCoM) trong TTTC nói riêng và nền kinh tế nói chung; từ đó cho thấy sự cần thiết phải có quản lý nhà nước ở một mức độ hợp lý, tránh sự can thiệp về mặt hành chính đối với TTTC, TTV, TTCK, nhất là thị trường UPCoM.

Thứ hai, một số công trình nghiên cứu kinh nghiệm phát triển TTCK, thị trường UPCoM của một số nền kinh tế trên thế giới và đưa ra một số kinh nghiệm cần học hỏi ở cả những nền kinh tế phát triển thành công hoặc tương đồng với Việt Nam.

Thứ ba, giải pháp phát triển TTGDCK Hà Nội (nay là SGDCK Hà Nội) về hoàn thiện khung pháp lý, hoàn thiện mô hình, xu hướng phát triển… cũng là chủ đề được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm.

Thứ tư, đã đưa ra quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và công cụ quản lý nhà nước có tầm quan trọng thiết yếu đối với phát triển các loại thị trường, cũng như TTCK nói chung, thị trường UPCoM nói riêng; đặc biệt trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu, rộng.

Những nghiên cứu này vừa có giá trị khoa học vừa là tư liệu để nghiên cứu sinh tham khảo, học tập trong quá trình triển khai luận án. Tuy nhiên, hầu hết những nghiên cứu của các tác giả Việt Nam đều được thực hiện vào thời điểm TTCK Việt Nam mới ra đời, phát triển rất nóng, còn thị trường UPCoM mới ở giai đoạn đầu của sự hình thành và phát triển. Vì vậy, các nghiên cứu đều tương đối thiếu thông

tin, thiếu tính cập nhật, nhiều kiến nghị, đề xuất không còn phù hợp.

Tóm lại, các công trình nghiên cứu đã công bố chưa hệ thống hóa đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường UPCoM, chưa phân tích có hệ thống thực trạng thị trường UPCoM và kiến nghị những giải pháp cần thiết cho thị trường này những năm tiếp theo dưới góc độ Kinh tế chính trị. Vì vậy, đề tài luận án này là mới, không trùng lặp về tên đề tài và nội dung với các công trình khoa học đã được công bố.

Một phần của tài liệu Luan an (1) (Trang 27 - 28)