Đặc điểm của thị trường chứng khoán các công ty đại chúng chưa niêm yết

Một phần của tài liệu Luan an (1) (Trang 45 - 47)

thuộc loại hình công ty chào bán cổ phiếu ra công chúng hoặc công ty có số cổ phiếu được ít nhất 100 nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có số vốn điều lệ đã góp từ 10 tỉ đồng Việt Nam trở lên và cổ phiếu chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán.

- Thị trư ng chứng khoán các công ty đại chúng chưa niêm yết.

Từ những nghiên cứu trên cho thấy: Thị trường UPCoM là thị trường được tổ chức trên nguyên tắc thị trường OTC có quản lý và được tổ chức giao dịch thông qua các CTCK, hoặc các nhà tạo lập thị trường (market maker) thông qua một hệ thống điện tử hoặc tại các SGDCK.

Thị trường GDCK của các CTĐC chưa niêm yết là địa điểm diễn ra việc mua bán CK chưa được niêm yết hoặc hủy niêm yết theo quy định của pháp luật. Với mục đích tạo môi trường công bằng, minh bạch, an toàn giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư, tăng tính thanh khoản cho các CK chưa niêm yết và tăng khả năng huy động vốn cho các doanh nghiệp. Do đó, thị trường UPCoM ra đời nhằm mục đích thay thế cho thị trường OTC tự do và là một mô hình tổ chức chính thức của thị

trường OTC ở Việt Nam. Như vậy có thể hiểu: thị trư ng UPCoM là thị trư ng giao

dịch CK của các CTĐC chưa niêm yết và hủy niêm yết nhưng vẫn là CTĐC.

3 Đặc điểm của thị trường chứng khoán các công ty đại chúng chưaniêm yết niêm yết

- Về các chủ thể giao dịch.

Thị trường có sự tham gia và vận hành của các nhà tạo lập thị trường là các CTCK với vai trò là nhà tạo lập thị trường, liên tục đặt lệnh mua và bán tại một thời điểm, với tư cách là nhà đầu tư (cùng mua và bán một loại CK), hoặc với tư cách chỉ là nhà môi giới (kết hợp các giao dịch). Các công ty này có thể hoạt động giao dịch dưới hai hình thức: 1) mua bán CK cho chính mình bằng nguồn vốn của công ty, đó là hoạt động giao dịch; 2) làm môi giới đại lý cho khách hàng để hưởng hoa hồng, đó là hoạt động môi giới.

Khác với SGDCK chỉ có một người tạo ra thị trường cho mỗi loại CK đó là các chuyên gia CK, thị trường UPCoM có sự tham gia và vận hành của các nhà tạo lập thị trường (Market Maker) cho một loại CK bên cạnh các nhà môi giới tự doanh.

- Về hàng hóa giao dịch.

Chứng khoán giao dịch trên thị trường UPCoM bao gồm cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi của các CTĐC. Đối với cổ phiếu thì phần lớn là CK của các công ty chưa đủ điều kiện niêm yết trên SGDCK, song đáp ứng các điều kiện về tính thanh khoản và yêu cầu tài chính tối thiểu của thị trường UPCoM, trong đó chủ yếu là CK của các DN vừa và nhỏ, công ty công nghệ cao, có tiềm năng phát triển. Ngoài ra, các loại CK đủ điều kiện niêm yết nhưng đã bị bắt buộc hoặc tự nguyện hủy niêm yết trên SGDCK. Như vậy, CK đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM rất đa dạng và có độ rủi ro cao hơn so với các CK niêm yết trên SGDCK.

- Về cơ chế xác lập giá.

Cơ chế xác lập giá trên thị trường UPCoM chủ yếu được thực hiện thông qua phương thức thương lượng và thỏa thuận giữa bên mua và bên bán, khác với cơ chế đấu giá CK trên SGDCK. Tuy nhiên, cơ chế này chưa thực sự hiệu quả như mong muốn nhằm tạo tính linh hoạt và giao dịch trọn gói. Chính điều này, trong những năm gần đây cơ chế khớp lệnh tập trung thông qua hệ thống “thỏa thuận điện tử” với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đã từng bước thay thế cho hình thức thỏa thuận thông thường.

Giá CK được hình thành qua thương lượng và thỏa thuận riêng biệt nên phụ thuộc vào từng nhà kinh doanh, đối tác trong giao dịch và như vậy sẽ có nhiều mức giá khác nhau đối với một loại CK tại một thời điểm. Tuy nhiên, với sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường và cơ chế báo giá tập trung qua mạng máy tính điện tử như ngày nay dẫn đến sự cạnh tranh giá mạnh mẽ giữa các nhà kinh doanh CK và vì vậy khoảng cách chênh lệch giữa các mức giá sẽ thu hẹp do diễn ra sự “đấu giá” giữa các nhà tạo lập thị trường với nhau, nhà đầu tư chỉ việc chọn lựa giá tốt nhất trong các báo giá của các nhà tạo lập thị trường.

- Về tổ chức giao dịch.

thông báo qua hệ thống đăng ký giao dịch của SGDCK để tổng hợp và đưa ra kết quả. Do phần lớn các giao dịch mua bán trên thị trường UPCoM đều thực hiện trên cơ sở thương lượng và thỏa thuận nên phương thức thanh toán trên thị trường UPCoM linh hoạt gữa người mua và bán, khác với phương thức thanh toán bù trừ đa phương thống nhất như trên thị trường tập trung. Thời hạn thanh toán không cố định như trên thị trường tập trung mà rất đa dạng T+0, T+1, T+n.

Thị trường UPCoM sử dụng hệ thống mạng máy tính điện tử diện rộng liên kết tất cả các đối tượng tham gia thị trường. Vì vậy, thị trường UPCoM còn được gọi là thị trường mạng, thị trường báo giá điện tử. Hệ thống mạng của thị trường được các đối tượng tham gia trên thị trường sử dụng để đặt lệnh giao dịch, đàm phán, thương lượng giá, truy cập và thông báo các thông tin liên quan đến các GDCK. Chức năng của mạng được sử dụng rộng rãi trong giao dịch mua bán và quản lý trên thị trường UPCoM.

- Về hình thức tổ chức thị trư ng.

Về cơ bản, thị trường UPCoM được tổ chức theo hình thức phi tập trung, không có địa điểm giao dịch cố định giữa bên mua và bán. Thị trường sẽ diễn ra tại các địa điểm giao dịch của các ngân hàng, CTCK và các địa điểm thuận tiện cho người mua và bán. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, giao dịch

Một phần của tài liệu Luan an (1) (Trang 45 - 47)