Tình hình giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán các công ty đại chúng chƣa niêm yết

Một phần của tài liệu Luan an (1) (Trang 103 - 112)

4. Lợi ích từ thị trường UPCoM đối với các CTĐC kém hấp dẫn

3.2.4.Tình hình giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán các công ty đại chúng chƣa niêm yết

chúng chƣa niêm yết

Từ khi chính thức khai trương đến hết năm 2009, khối lượng giao dịch bình quân phiên chỉ đạt mức 293.219 cổ phiếu/phiên.

Tháng 9/2010, SGDCK Hà Nội quyết định bổ sung phương thức khớp lệnh liên tục cùng với phương thức giao dịch thỏa thuận là hai phương thức giao dịch trên sàn UPCoM, tương tự như đối với TTCK niêm yết. Việc thay đổi phương thức giao dịch đã gián tiếp góp phần nâng cao tính thanh khoản của thị trường so với thời gian trước đó. Mặc dù thời gian đầu thị trường đã phản ứng tích cực, nhưng do vẫn còn nhiều bất cập trong cơ sở pháp lý nên thị trường UPCoM vẫn không thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm và tham gia.

Tổng khối lượng giao dịch theo các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, tương ứng là 39.471.932 cổ phiếu, 152.731.500 cổ phiếu và 119.943.631 cổ phiếu, 185.481.196 cổ phiếu, 80.120.734 cổ phiếu. Chỉ sau khi có Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg, nhờ số lượng CTĐC đăng ký giao dịch tăng đột biến, khối lượng giao dịch của nhà đầu tư do vậy cũng tăng rất nhanh, theo đó, năm 2014 khối lượng giao dịch đạt 546.558.910 cổ phiếu, thì đến năm 2015 tăng lên 934.600.000 cổ phiếu [theo SGDCK Hà Nội].

Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nước [53].

Đồ thị 3.7: Giá trị giao dịch bình quân trên UPCoM (2010-2014)

Nguồn: Ủy Ban chứng khoán Nhà nước [53].

Đồ thị 3.8: Khối lƣợng giao dịch bình quân phiên trên UPCoM (2010-2014)

Đến năm 2010, khối lượng giao dịch bình quân phiên đã tăng 609.038 cổ phiếu/phiên (tăng hơn 2 lần so với năm 2009), GTGD tương ứng đạt 9,19 tỉ đồng/phiên [Xem Đồ thị 3.8 và 3.9].

Nguồn: Ủy Ban chứng khoán Nhà nước [53].

Đồ thị 3.9: Khối lƣợng giao dịch bình quân phiên trên UPCoM (2010-2014)

Về tính thanh khoản của thị trường, năm 2011 toàn thị trường có tổng cộng 119,94 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, GTGD tương ứng đạt 2.280 tỉ đồng (- 21,47% KLGD, +0,26% GTGD so với năm 2010), tính bình quân, KLGD đạt 483.644 cổ phiếu/phiên, GTGD tương ứng đạt 9,19 tỉ đồng/phiên [Xem Đồ thị 3.7 và 3.8].

Đến nửa đầu năm 2012, thị trường có nhiều biến động khởi sắc, khối lượng giao dịch bình quân của toàn thị trường UPCoM vẫn đạt 0,74 triệu cổ phiếu/phiên, tương ứng với giá trị giao dịch bình quân đạt 21 tỉ đồng/phiên [Xem Đồ thị 3.8 và 3.10]. Trong bối cảnh thị trường trong năm còn nhiều khó khăn, thách thức, nhìn chung, giao dịch trên thị trường UPCoM năm 2012 vẫn được đảm bảo và có mức tăng khá về khối lượng, giá trị giao dịch so với năm 2011, riêng giá trị giao dịch bình quân trên sàn UPCoM tăng gấp 2,2 lần so với bình quân phiên năm 2011.

Nguồn: Ủy ban chứng khoán Nhà nước [53, 2010]

Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước [53, 2011]

Đồ thị 3.11: Biến động chỉ số và khối lƣợng UPCoM năm 2011

Đồ thị 3.12 cho thấy, năm 2013, SGDCK Hà Nội có thêm 13 cổ phiếu ĐKGD mới với giá trị đăng ký giao dịch theo mệnh giá đạt hơn 1.322 tỉ đồng, tăng 98,43% so với năm 2012. Thị trường UPCoM có 142 cổ phiếu đang giao dịch với giá trị ĐKGD đạt 20.421 tỉ đồng, tăng 4,15% so với năm 2012. Tổng khối lượng giao dịch cả năm đạt 80,12 triệu cổ phiếu, giảm 57% so với năm 2012. Trong đó, khớp lệnh đạt 47,28 triệu cổ phiếu còn thỏa thuận là 32,83 triệu cổ phiếu. Tổng giá trị giao dịch đạt 510,67 tỉ đồng còn giá trị vốn hóa của thị trường ở mức 25,745 nghìn tỉ đồng. Phiên có khối lượng giao dịch cao nhất là phiên 9/12 với 8,95 triệu cổ phiếu, đạt 66,910 tỉ đồng còn phiên thanh khoản thấp có 13.700 cổ phiếu (11/9). Hoạt động giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường UPCoM năm 2013 khá sôi động so với năm 2012. Khối lượng mua vào của nhà đầu tư nước ngoài đạt 4.021.930 cổ phiếu, tăng 49% so với 2012 [Xem Đồ thị 3.12].

Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước[53, 2012].

Năm 2014, nhiệm vụ đăng ký, lưu ký CK, bù trừ, thanh toán đối với các giao dịch trên thị trường UPCoM do TTLKCK đảm nhận trên cơ sở kết quả giao dịch do SGDCK Hà Nội tổng hợp vào cuối ngày chuyển sang. Việc thanh toán giao dịch thực hiện theo nguyên tắc chuyển giao CK đồng thời với thanh toán tiền (DVP). So với thời gian đầu, chỉ có 10 DN đăng ký giao dịch, đến 31/12/2014, có 169 DN thực hiện ĐKLK CK (tăng 27 công ty so với năm 2013) tại TTLKCK để tham gia ĐKGD trên sàn UPCoM, với giá trị vốn hóa bình quân năm 2014 gần 28.900 tỷ đồng, giá trị ĐKGD là 23.300 tỉ đồng, thanh khoản trên thị trường tăng 90% so với năm trước (đạt 21,3 tỉ đồng/phiên). Tuy nhiên, giao dịch chỉ tập trung vào một vài mã nhất định như S96, PXM, NT2, NTB... Theo yêu cầu của UBCKNN, nhiều công ty đã thực hiện đăng ký lộ trình đăng ký lưu ký CK, nhưng hầu hết là thời gian thực hiện rất xa, nhiều công ty đưa ra nhiều lý do để chưa thực hiện đăng ký lưu ký CK.

Nguồn: Ủy ban chứng khoán Nhà nước [53, 2014].

Đồ thị 3.13: Biến động về chỉ số và khối lƣợng năm 2013-2014

Đồ thị 3.13 cho thấy rõ biến động đối nghịch về chỉ số và khối lượng giao dịch trong 2 năm 2013 và 2014 [Xem Đồ thị 3.13].

Năm 2015, chính sách mới của Nhà nước về cổ phần hóa gắn với niêm yết/giao dịch trên TTCK, thay đổi biên độ dao động giá từ ±10% lên ±15%, thị trường UPCoM đã có sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô và chất lượng. Thanh khoản trên thị trường được cải thiện đáng kể. Đến 31/12/2015, tổng khối lượng cổ

phiếu giao dịch năm 2015 đạt 934.600.000 cổ phiếu, giá trị huy động vốn được gần 1.500 tỉ đồng thông qua ĐKGD bổ sung, gấp 4 lần so với năm 2014.

Tóm lại, mặc dù mức độ thu hút của sàn UPCoM vẫn còn cách xa sàn niêm yết HoSE và HNX. Tuy nhiên, theo thống kê của Vietstock thì sàn này đã tăng trưởng nhất định. Nếu năm 2009, giá trị giao dịch bình quân trên UPCoM chỉ 1-2 tỷ đồng/phiên thì những năm gần đây liên tục tăng trưởng; Cụ thể năm 2015, giá trị giao dịch bình quân đạt 57,61 tỷ đồng/phiên. Bảng 3.3 cho thấy số liệu cụ thể khối lượng giao dịch năm 2014-2015 cho thấy có sự tăng trưởng vượt bậc năm 2015 trên thị trường UPCoM Hà Nội [Xem Bảng 3.3].

Bảng 3.3: Khối lƣợng giao dịch năm 2014-2015

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2014 Năm 2015 Tăng/giả BQ 12 tháng m (%) năm 2015 Tổng số phiên GD Phiên 247 248 - - Tổng số lệnh đặt Lệnh 464.612 652.494 40,44 54.374 Tổng lệnh thực hiện Lệnh 201.614 258.098 28,02 21.508 KLGD CP 546.558.910 934.613.568 71,00 77.884.464 KLGD BQ/phiên CP 2.212.789 3.768.603 70,31 - GTGD Tỉ đồng 5.410,07 14.288,08 164,10 1.190,67 GTGD BQ/Phiên Tỉ đồng 21,90 57,61 163,04 - KLLT KLGD CP 452.551.435 661.889.714 46,26 55.157.476 GTGD Tỉ đồng 4.068,23 8.056,54 98,04 671,38 Thỏa KLGD CP 94.007.4107 272.723.854 190,11 22.726.987 thuận GTGD Tỉ đồng 1.341,84 6.231,55 364,40 519,30 Nguồn:SGDCK Hà Nội [53] 3.2.5. Thực trạng tổ chức và vận hành thị trƣờng các công ty đại chúng chƣa niêm yết Hà Nội

Theo HNX, sàn UPCoM ra đời với kỳ vọng là một sàn cơ sở, giúp các CTĐC làm quen với cơ chế giao dịch, công bố thông tin của TTCK, là nơi để các cổ đông thuận tiện khi mua - bán cổ phiếu và hình thành, định giá cổ phiếu mỗi ngày.

Thị trường UPCoM ra đời xuất phát từ một đặc điểm riêng có tại Việt Nam, đó là quá trình IPO (phát hành cổ phiếu ra công chúng) tách rời việc niêm yết. Thị

trường UPCoM chính là bước đệm cho các CTĐC chuẩn bị lên sàn, đồng thời để thực hiện định hướng lớn là thu hẹp thị trường tự do, mở rộng thị trường được quản lý đã được Chính phủ đề ra trong chiến lược phát triển TTCK Việt Nam.

Nhưng thị trường UPCoM ra đời đúng vào giai đoạn đặc biệt của nền kinh tế Việt Nam năm 2009, khi nền kinh tế thế giới bị suy thoái, khủng hoảng, mang đến sự khó khăn chung cho hàng trăm, hàng nghìn DN. Nhiều DN phá sản, ngừng hoạt động và dường như đại đa số các ông chủ DN không muốn đưa cổ phiếu lên sàn, không muốn định giá cổ phiếu, SGDCK mất quyền kiểm soát công ty, cổ phiếu bị giới đầu tư làm giá (không đúng với giá trị thật của cổ phiếu) và do yếu tố khách quan chi phối giá CP khiến giá cổ phiếu không thể hiện đúng giá trị thật của DN.

Thực tế từ khi thành lập đến nay, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của UPCoM đã được hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Mặc dù vậy, tại Đồ thị 3.4 cho thấy, 49,9% số người được đánh giá cho rằng, thị trường UPCoM mới bước đầu được hình thành và phát triển. Đây là lý do hàng đầu trong khi đánh giá hiện trạng của thị trường UPCoM. Tuy nhiên, nguyên nhân là do khảo sát này được thực hiện từ đầu năm 2014, UBCKNN đã có những thay đổi rất đáng kể trong cơ chế vận hành UPCoM. Tuy nhiên những cải cách này dường như vẫn mang nặng về mặt kỹ thuật, nhưng nguyên nhân chính là cơ chế vận hành còn nhiều bất cập, đặc biệt là khả năng thực thi các quy định của pháp luật.

Như đã đề cập ở trên, tại Điều 14 Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014 quy định: DN cổ phần hóa phải lên sàn CK chậm nhất là một năm kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký DN. Thực ra, việc gắn cổ phần hóa với lên sàn CK không phải là một thông tin mới. Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ quy định:

“Doanh nghiệp cổ phần hóa có tình hình tài chính đáp ứng đủ điều kiện niêm yết theo quy định của pháp luật về chứng khoán phải xây dựng phương án, lộ trình niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật. Cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa quy định việc cổ phần hóa đồng thời với việc niêm yết trên TTCK trong phương án cổ phần hóa để công bố cho các nhà đầu tư biết trước khi bán cổ phần lần đầu”.

Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã nói đến việc “Cải tiến phương thức định giá và chào bán cổ phiếu của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán”, trong đó có nội dung “nâng cao chất lượng tư vấn cổ phần hóa và minh bạch trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, thực hiện đấu giá cổ phần hóa thông qua chào bán ra công chúng với niêm yết, giao dịch trên thị trường tập trung” (Điểm b, Khoản 3, Điều 1).

Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 của Chính phủ quy định: “Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với hành vi không đưa chứng khoán đã chào bán ra công chúng vào giao dịch trên thị trường có tổ chức trong thời hạn một năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, trừ trường hợp không đủ điều kiện niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán theo quy định pháp luật” (Khoản 2, Điều 6).

Trên thực tế, nhiều người vẫn hiểu rằng, DNNN sau khi chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO) sẽ phải lên sàn chứng khoán trong vòng một năm nhưng thiếu chế tài nên nhiều công ty không thực hiện điều này, một số công ty nói họ sẽ niêm yết trong hai hoặc ba năm tới. Điểm mới liên quan đến nội dung IPO gắn với niêm yết trong Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg đó là thời hạn bắt buộc lên sàn được tính từ “Ngày doanh nghiệp nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp", thay vì từ "ngày kết thúc đợt chào bán”, để doanh nghiệp có thêm thời gian thực hiện một số công việc cần thiết liên quan như tổ chức họp ĐHCĐ và tiến hành các thủ tục đăng ký DN.

Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg đã nêu rõ nghĩa vụ lên sàn của doanh nghiệp sau cổ phần hoá và nếu Quyết định này được thực hiện nghiêm túc sẽ có rất nhiều doanh nghiệp phải lên sàn. Khi đó, sự chờ đợi của nhà đầu tư về việc lên sàn của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), Sasco và những doanh nghiệp đã IPO trước đây như Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Công ty cổ phần phân bón Bình Điền (BFC) sẽ có ngày giờ cụ thể nếu các quy định này được thực hiện nghiêm túc.

Thời gian trước, nhiều quy định đã không được thực hiện nghiêm túc, khiến niềm tin của nhà đầu tư giảm sút đáng kể. Năm 2010, Luật sửa đổi, bổ sung một số

điều của Luật Chứng khoán năm 2006 quy định: “Công ty đại chúng đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng phải cam kết đưa chứng khoán lên sàn trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán”. Tuy nhiên, không ít DN cam kết, nhưng không thực hiện mà chưa bị xử phạt hoặc nếu bị xử phạt thì mức phạt lại quá thấp, khoảng vài chục triệu đồng.

Luật Chứng khoán cũng quy định, cổ phiếu của CTĐC phải được đăng ký lưu ký tập trung tại VSD. UBCKNN nhiều lần ban hành công văn nhắc nhở, nhưng đến nay vẫn có hàng ngàn DN, kể cả các NHTMCP lớn, chưa thực hiện trách nhiệm này. Ngày 18/12/2015, TTLKCK ban hành Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán GDCK mới. Theo đó, ngày thanh toán giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ là ngày làm việc thứ 2 sau ngày giao dịch (T+2). Ngày thanh toán giao dịch trái phiếu là ngày làm việc liền kề sau ngày giao dịch (T+1).

Điểm khiến quy định này trở nên ấn tượng là trong 15 năm hoạt động của TTCK vừa qua, Việt Nam vẫn áp dụng thông lệ quốc tế về thời gian thanh toán giao dịch T+3. Việc giảm thời gian thanh toán về T+2 đòi hỏi sự nỗ lực của các chủ thể tham gia TTCK, nhất là khối CTCK, ngân hàng thanh toán, nhưng nếu làm được, sẽ tạo dấu ấn tốt hơn cho TTCK Việt Nam trên trường quốc tế.

Ngày 21/12/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 203/2015/TT-BTC thay thế Thông tư số 74/2011/TT-BTC ngày 01/6/2011 về hướng dẫn giao dịch trên TTCK. Thông tư số 203/2013/TT-BTC là một bước tiến khá lớn về quy định giao dịch TTCK, có rất nhiều điểm mới đột phá so với Thông tư số 74/2011/TT-BTC.

Thông tư số 203/2013/TT-BTC cho phép nhà đầu tư được phép đặt lệnh vừa mua vừa bán trong từng lần khớp lệnh liên tục (nhưng không được phép khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng/mở cửa), bỏ quy định nhà đầu tư chỉ được sử dụng 1 tài khoản để thực hiện giao dịch ngược chiều cùng 1 loại CK. Thông tư cho phép các nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh giao dịch khi có bảo lãnh thanh toán của Ngân hàng lưu ký. Đặc biệt, Thông tư số 203/2013/TT-BTC tạo cơ sở pháp lý cho phép các thị trường triển khai các giao dịch bán CK chờ về, giao dịch trong ngày… Đây là văn bản được thị trường chờ đợi từ lâu với kỳ vọng tăng thanh khoản và tính hấp dẫn của TTCK, khắc phục được nhiều hạn chế trong cơ chế giao dịch hiện hành.

Đặc điểm cơ bản của thị trường UPCoM của Việt Nam khác với thị trường OTC của Mỹ và một số nước khác là các CTCK chỉ mới đóng vai trò là người môi giới, chưa thực hiện vai trò là nhà tạo lập thị trường (Market Makers). Nhà tạo lập thị trường là “nhà kinh doanh trên thị trường OTC cung cấp những lệnh đặt mua, chào bán liên tục đối với một loại CK” và là “người chấp nhận rủi ro của việc nắm giữ một số lượng của một CK nhất định để tạo thuận lợi cho giao dịch của CK đó”.

Trong điều kiện nhà đầu tư còn thiếu các kỹ năng chuyên nghiệp cộng thêm tình trạng thông tin bất đối xứng của thị trường rất nghiêm trọng, với chức năng cơ bản là chia sẻ rủi ro (Risk Sharing), tác nhân tạo lập thị trường sẽ đóng góp lớn vào quá trình gia tăng lợi ích của thị trường, qua đó gia tăng quy mô thị trường và đạt

Một phần của tài liệu Luan an (1) (Trang 103 - 112)