Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

Một phần của tài liệu Luan an (1) (Trang 152 - 153)

45 Đối với năng lực tàichính

4.3.1.Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

Để từng bước mở cửa và hội nhập quốc tế theo các cam kết, đặc biệt khi Việt Nam vừa chính thức tham gia vào các Hiệp định song phương và đa phương (TPP; VN - EU; Việt Nam - Hàn Quốc...), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có lộ trình thích hợp trong việc tự do hóa tài khoản vốn và mở rộng tham gia sở hữu vốn nước ngoài đối với các NHTM cổ phần. Theo đó:

- Ban hành chính sách quản lý ngoại hối hợp lý để có tác dụng thúc đẩy TTCK phát triển và mở rộng sự liên kết giữa TTV trong nước với quốc tế, thu hút thêm và mở rộng sự liên kết giữa TTV trong nước với quốc tế, thu hút thêm được các luồng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, đồng thời giúp cho nền kinh tế trong nước tránh được các tác động tiêu cực khi xẩy ra khủng hoảng tài chính.

- Đổi mới cơ chế điều hành lãi suất để gắn kết thị trường tiền tệ với TTCK, đúng với vai trò là các tổ chức tài chính trung gian, tổ chức niêm yết và nhà đầu tư định chế.

- Xem xét, trình Chính phủ nới lỏng sở hữu nước ngoài để thu hút vốn nước ngoài, công nghệ và quản trị ngân hàng.

- Có chính sách khuyến khích và bắt buộc các ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng phải tham gia TTCK để tạo sự minh bạch trong huy động vốn và hoạt động.

- Đẩy nhanh quá trình hợp nhất, sáp nhập các NHTM để tạo lập thành các NHTM có quy mô, tiềm lực tài chính lớn nhằm tạo sự ổn định cho khu vực tài chính, tín dụng.

- Đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu khu vực ngân hàng thông qua tổ chức VAMC và cơ chế chứng khoán hóa các khoản nợ xấu thành tài sản lưu hoạt để giao dịch trên TTCK.

Một phần của tài liệu Luan an (1) (Trang 152 - 153)