công ty đại chúng chƣa niêm yết
Mặc dù có vai trò quan trọng trong TTCK nói riêng và TTTC nói chung, nhưng ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu về thị trường OTC, đặc biệt là những nghiên cứu sâu và gắn liền với những đặc trưng về thị trường UPCoM. Ở Việt Nam, có thể nêu một số các nghiên cứu tiêu biểu về thị trường OTC, thị trường UPCoM như:
Trần Văn Dũng, Mô hình tổ chức và hoạt động của TTGDCK Hà Nội giai
đoạn sau 2008 [27]; Trong đó, đã trình bày cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của thị trường OTC và sự khác biệt giữa TTCK tập trung với thị trường OTC; đồng thời, cũng xem xét mô hình hoạt động của một số thị trường giao dịch OTC trên thế giới để từ đó đánh giá, rút kinh nghiệm cho việc tổ chức và hoạt động tại Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội (nay là SGDCK Hà Nội). Trên cơ sở đó, đề xuất một mô hình tổ chức thích hợp cho Trung tâm cũng như mô hình hoạt động giao dịch thích hợp theo từng giai đoạn phát triển tại TTGDCK Hà Nội (nay là SGDCK Hà Nội).
Nguyễn Thị Liên Hoa, Pháp luật điều chỉnh TTCK phi tập trung và những đề xuất cho Việt Nam [32, tr 65-69]. Tác giả đã đúc kết được các vấn đề lý luận cơ bản về thị trường OTC nói chung, coi đó như là cơ sở để nghiên cứu khung pháp lý cho thị trường OTC. Nghiên cứu đã làm rõ và phân biệt được TTCK tập trung và thị trường OTC, thị trường OTC và thị trường tự do, để từ đó có thể đưa ra những đặc điểm riêng có của thị trường OTC. Kinh nghiệm quốc tế cũng được nghiên cứu và rút kinh nghiệm, từ đó đề xuất những nội dung cơ bản về thị trường OTC tại Việt Nam, đó là: Điều kiện tham gia thị trường, về nghĩa vụ công bố thông tin, thành viên thị trường, về giao dịch, mô hình quản lý giám sát thị trường, các dịch vụ phụ trợ.
Lê Thị Mai Linh, Giải pháp xây dựng Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà
trong ngắn hạn về tổ chức một thị trường niêm yết cổ phiếu dành cho DN nhỏ và vừa chưa đủ điều kiện niêm yết trên TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh (nay là SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh), làm tiền đề đề xuất việc đưa vào hoạt động của TTGDCK Hà Nội.
Võ Văn Quang, Giải pháp hình thành và phát triển thị trư ng OTC ở Việt
Nam [50]; Luận án đã chỉ rõ vai trò, đặc trưng và sự cần thiết phải xây dựng thị
trường OTC tại Việt Nam theo các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, chưa chỉ rõ bản chất đặc trưng của mô hình UPCoM có sự khác biệt rất lớn với các mô hình thị trường OTC trên thế giới và chưa gắn với đặc trưng cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam với hoạt động của thị trường UPCoM.
Trần Đăng Khâm, "Cần có cách nhìn đúng về phát triển thị trường OTC ở Việt Nam" [367, tr28-35]. Tác giả đã nêu được thực trạng, tính cấp thiết cần phải có vai trò quản lý nhà nước đối với các cổ phiếu giao dịch trên thị trường giao dịch cổ phiếu tự do, tạo sân chơi hợp pháp, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông, chủ sở hữu cổ phiếu hợp pháp.
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Xây dựng UPCoM lên
thành thị trư ng OTC thực sự ở Việt Nam [73]. Trong đó, đã khái quát được một số lý luận cơ bản về thị trường UPCoM ở Việt Nam, chỉ ra một số ưu điểm và khuyết điểm của thị trường này; đồng thời gợi ý một số giải pháp để hoàn thiện thị trường UPCoM. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ nằm ở con số thống kê, tổng hợp, thiếu tính lý luận và nhiều thông tin hiện đã lạc hậu.
Nguyễn Vũ Quang Trung, Giải pháp hoàn thiện mô hình và phương thức
giao dịch cho UPCoM ở Việt Nam [712, tr.87-90]. Trên cơ sở nghiên cứu về những mô hình và phương thức giao dịch hiệu quả trên thế giới, đặc biệt ở các nước có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng với Việt Nam, đã chỉ ra được mặt ưu và nhược điểm của mô hình và phương thức của thị trường UPCoM ở Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp cải thiện mô hình và phương thức giao dịch cho thị trường UPCoM ở Việt Nam. Điều quan trọng của nghiên cứu này là nhiều đề xuất đã được triển khai thực tế nhằm đưa thị trường UPCoM dần hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, do thời gian thực hiện nghiên cứu chỉ 01 năm sau khi thị trường UPCoM được thành lập, nên nhiều thông tin và lý luận đã lạc hậu so với thời điểm hiện tại.
Nhìn chung, các tác giả của các công trình nghiên cứu trên là các nhà nghiên cứu khoa học ở các Viện nghiên cứu hàn lâm, cơ quan quản lý nhà nước đã khái quát được một số nội dung từ các vấn đề về nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế, TTTC, TTV, TTCK, thị trường UPCoM trên những giác độ tiếp cận khác nhau.