Khái quát thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Luan an (1) (Trang 83 - 86)

33 Các chỉ báo thị trường

3.1.1. Khái quát thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

Nếu so sánh với TTCK trên thế giới thì TTCK Việt Nam còn rất non trẻ với hơn 15 năm hoạt động chính thức. Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 về việc thành lập các Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Sự xuất hiện của TTCK đã tạo nên những cơ hội đầu tư mới cho các chủ thể có tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế. Số lượng nhà đầu tư không ngừng gia tăng qua những năm hoạt động là minh chứng rõ ràng cho sự quan tâm của công chúng đầu tư đối với TTCK Việt Nam.

Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh (nay là SGDCK thành phố Hồ Chí Minh - HoSE) và TTGDCK Hà Nội (nay là SGDCK Hà Nội - HNX) với mục tiêu đưa các hoạt động GDCK trên thị trường vào khuôn khổ quản lý của Nhà nước.

Năm 2000, TTCK Việt Nam thực sự ra đời trên cơ sở chính thức vận hành TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh và năm 2005, TTGDCK Hà Nội chính thức đi vào hoạt động. Thời gian đầu, GDCK niêm yết rất nhỏ bé cả về quy mô thị trường và khối lượng giao dịch. Năm 2000, thị trường niêm yết tại HoSE chỉ có 2 DN niêm yết tương ứng với số vốn 270 tỉ đồng. Tương tự như vậy, tại thời điểm bắt đầu hoạt động năm 2005, HNX chỉ có 10 công ty niêm yết với tổng số vốn niêm yết là 1.500 tỉ đồng.

Trong khi quy mô TTCK ở nước ta vẫn còn nhỏ bé, chưa tương xứng với quy mô của nền kinh tế, các đối tượng tham gia HoSE, HNX tương đối hạn chế - xét cả về góc độ cung và cầu CK, thì xuất hiện một thị trường giao dịch tự do (thị trường “chợ đen”) nằm ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước. Nguồn hàng hóa trên thị

trường này là cổ phiếu của các DNNN cổ phần hóa, công ty cổ phần do các doanh nhân, nhà đầu tư trong nước và ngoài nước góp vốn thành lập. Thị trường này có độ rủi ro cao đối với người tham gia. Thị trường tự do GDCK chưa niêm yết ra đời để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang thay đổi một cách nhanh chóng, trong khi Chính phủ chưa xây dựng hệ thống quản lý chính thức dành cho thị trường các CK chưa niêm yết. Thị trường này đã góp phần vào việc phân phối lại nguồn vốn trong nền kinh tế Việt Nam, tạo điều kiện cho các DN huy động vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Hàng hóa chính được giao dịch trên thị trường tự do là cổ phiếu chưa niêm yết của các DNNN được cổ phần hóa và các công ty cổ phần do các doanh nhân, nhà đầu tư trong nước và ngoài nước góp vốn thành lập.

Đến tháng 12/2004, để thúc đẩy việc cải cách kinh tế theo hướng thị trường, Chính phủ cơ cấu lại khoảng 2.250 DNNN. Trong đó có 1.500 DN đã được chuyển thành công ty cổ phần. Một phần cổ phiếu mới phát hành được bán cho các nhà đầu tư chiến lược và phân bổ cho cán bộ công nhân viên của DN được cổ phần hóa với giá ưu đãi hoặc chào bán ra công chúng.

Tháng 6/2005, trong số 6.700 công ty cổ phần, có 30 công ty niêm yết trên TTCK; Năm 2006 có gần 200 công ty; Năm 2008 có hơn 250 công ty, và đến tháng 6/2009 là 360 công ty, các công ty còn lại đều chưa niêm yết và CK được giao dịch trên thị trường tự do.

Ngày 31/12/2008, cả nước đã sắp xếp được 5.414 DNNN trong tổng số 6.200 DNNN, trong đó CPH được 3.836 DN (chiếm 70,8% số DNNN đã sắp xếp). Thêm vào đó, Chính phủ cho phép và khuyến khích tư nhân thành lập các công ty cổ phần - khoảng 5.000 công ty cổ phần tư nhân được các nhà đầu tư trong và ngoài nước thành lập. Một số công ty đã phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng.

Tháng 7/2015, TTCK Việt Nam tròn 15 năm mở cửa hoạt động; 15 năm hoạt động của TTCK Việt Nam, tổng giá trị vốn huy động qua TTCK ước đạt gần 2 triệu tỉ đồng và thu hút khoảng 15 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài; Giá trị dư nợ trái phiếu khoảng 22% GDP, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu khoảng 32% GDP. Trong 10 năm trở lại đây, quy mô huy động vốn qua TTCK đáp ứng khoảng 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tương đương gần 60% so với cung tín dụng qua thị

trường tiền tệ - tín dụng. Điều này cho thấy TTCK đang ngày càng trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, góp phần dần hình thành một hệ thống tài chính hiện đại trên nền tảng hài hòa giữa TTCK và thị trường tiền tệ - tín dụng.

Trước đây, hoạt động GDCK tại Việt Nam đã bắt đầu manh nha, thông qua các giao dịch tự phát, chưa được điều chỉnh bởi các cơ quan quản lý và quy định pháp luật. Trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam bắt tay vào công cuộc cải cách kinh tế sâu rộng, trong đó cổ phần hóa DNNN là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thu hút thêm vốn và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN. Chủ trương cổ phần hoá DNNN được tiến hành từ năm 1992, bắt đầu là thực hiện thí điểm, năm 1996 được triển khai mở rộng và năm 1998 đẩy mạnh cổ phần hóa. Bằng chủ trương này, số lượng CTCPn ở nước ta ngày càng tăng nhanh, tạo thêm nguồn hàng cho TTCK.

Thực tế cho thấy, tiến trình sắp xếp một số các DNNN chuyển thành công ty cổ phần và TTCK có mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại lẫn nhau. Khi tái cơ cấu DNNN được thực hiện triệt để và thành công sẽ góp phần thúc đẩy công tác tạo hàng cho TTCK. Nhiều DNNN lớn, tài chính lành mạnh, có uy tín, hoạt động hiệu quả được cổ phần hóa và đưa vào niêm yết trên TTCK sẽ góp phần làm tăng cung hàng hóa có chất lượng cao cho TTCK, tăng tính hấp dẫn các nhà đầu tư, thúc đẩy thị trường ngày càng phát triển. Tuy nhiên, kết quả của tiến trình cổ phần hóa thời gian qua tại Việt Nam là rất chậm. Mặc dù năm 2014, Chính phủ xây dựng kế hoạch cổ phần hóa 163 DNNN, tuy nhiên đến 30/6/2014, mới cổ phẩn hóa được 38 DNNN, giải thể 02 DN, sáp nhập 15 DN và đề nghị phá sản 03 DN. Điều này cho thấy năng lực của bộ máy các cơ quan, tổ chức quản lý TTCK còn nhiều hạn chế về nghiệp vụ, nhân sự, cơ sở vật chất, đặc biệt tiềm lực tài chính chưa lớn.

Chính vì vậy, tái cấu trúc tổ chức thị trường, tái cấu trúc các SGDCK theo các mục tiêu phát triển dài hạn đã được đề ra trong chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011-2020, đảm bảo thị trường hoạt động lành mạnh, vững chắc, được quản lý, giám sát chặt chẽ; cơ cấu quản trị điều hành minh bạch, rõ ràng,

chuyên nghiệp theo thông lệ và các chuẩn mực quốc tế.

Tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh CK để có tiềm lực tài chính mạnh, uy tín, trình độ nghiệp vụ cao, quản trị hiện đại, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và tính an toàn hệ thống, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực. Tiếp tục phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động và vai trò của các Hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và TTV. Về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng: Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém, sau khi tái cơ cấu, phải có sự chuyển biến mới về chất (vốn, trình độ quản trị, công nghệ thông tin, mức độ an toàn vốn, tính minh bạch). Đối với các ngân hàng thương mại nhà nước, tiếp tục giảm tỷ trọng phần vốn nhà nước ở mức hợp lý, nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài tại mỗi ngân hàng tùy theo quy mô và phạm vi hoạt động của từng ngân hàng; Giảm sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động ngân hàng, buộc các ngân hàng phải minh bạch trong kinh doanh.

Về hệ thống các tổ chức kinh doanh CK có những mặt được nhưng muốn duy trì hoạt động ổn định, an toàn, thận trọng dựa trên nền tảng những quy định pháp luật chặt chẽ theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế; các tổ chức phải tích cực đào tạo đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, chuyên môn, từng bước định hình một ngành kinh doanh CK bậc cao và đội ngũ nhân sự có năng lực cần thiết cho việc phát triển hệ thống an sinh xã hội sau này; Các tổ chức phải từng bước khẳng định là những nhà đầu tư tổ chức lớn, tạo sức cầu cần thiết cho các chương trình cổ phần hóa, hỗ trợ sự phát triển của TTCK, thị trường trái phiếu.

Một phần của tài liệu Luan an (1) (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w