45 Đối với năng lực tàichính
4.3.6. Đối với thành phố Hà Nộ
Phát triển Thủ đô Hà Nội thành một Trung tâm Tài chính - Ngân hàng hàng đầu ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng của cả nước là vấn đề không thể tách rời với việc xây dựng TTCK trên địa bàn Thủ đô. Chính vì thế, Thành phố xác định đây là một nhiệm vụ ưu tiên trong chương trình phát triển kinh tế Thủ đô.
Triển khai hình thức phát hành trái phiếu đô thị qua TTCK. Điều này sẽ tạo ra một nguồn hàng hóa lớn cho thị trường UPCoM tại SGDCK Hà Nội.
Đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa DNNN thuộc Thành phố mạnh hơn nữa, gắn kế hoạch cổ phần hóa DN với đăng ký giao dịch, niêm yết trên TTCK. Cho phép các DN của Thành phố tham gia góp vốn thành lập các Quỹ đầu tư CK và CTCK thuộc Thành phố như kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, cần phối hợp Bộ Tài chính, UBCKNN chỉ đạo SGDCK Hà Nội tuyên truyền, phổ biến kiến thức về CK và TTCK cho lãnh đạo các Sở ban ngành, hội, đoàn thể Thành phố, lãnh đạo UBND các quận, huyện, thị xã và công chúng đầu tư, các DN trên địa bàn Thành phố để tạo cung và cầu về hàng hóa cho thị trường./.
KẾT LUẬN
Xây dựng và phát triển thị trường UPCoM là một mục tiêu chiến lược đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, thị trường UPCoM là sản phẩm của nền kinh tế thị trường phát triển cao và rất phức tạp, nên với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam hiện nay, với một hệ thống pháp lý đang hoàn chỉnh, một kết cấu hạ tầng chưa hoàn thiện thì việc xây dựng và phát triển thị trường UPCoM đặt ra nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn cần phải giải quyết. Trong khuôn khổ của một luận án, tác giả luận án đã luận giải, phân tích, đánh giá và đưa ra một số kết luận sau:
1. Luận giải các vấn đề cơ bản về cấu trúc, tổ chức và vận hành thị trường UPCoM theo thông lệ quốc tế, từ đó luận giải, xác lập, xây dựng cơ chế, phương thức hoạt động thị trường UPCoM phù hợp đặc thù của TTCK Việt Nam cũng như
xu hướng phát triển hiện nay của thị trường OTC.
2. Khẳng định những nội dung cơ bản của thị trường UPCoM trên các phương diện: Các chủ thể tham gia thị trường, hàng hóa giao dịch trên thị trường, giao dịch và dịch vụ trên thị trường, giá cả và nguyên tắc khớp lệnh, hình thức tổ chức và vận hành thị trường, phương thức và thời hạn thanh toán, quy định công bố thông tin. Đồng thời, luận giải rõ những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển của thị trường UPCoM. Trong khuôn khổ nhất định, luận án góp phần bổ sung thêm lý luận về TTCK nói chung, về UPCoM nói riêng, làm cơ sở tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu tiếp theo và phát triển UPCoM Hà Nội.
3. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển UPCoM của một số quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho thị trường UPCoM Hà Nội: về hoạch định cơ chế, chính sách; về vai trò của các công ty chứng khoán trong thị trường OTC; về hàng hóa giao dịch trên thị trường; về lựa chọn hình thức tổ chức, vận hành thị trường; về phát triển các quan hệ cung - cầu, giao dịch và dịch vụ trên UPCoM.
4. Phân tích, đánh giá thực trạng thị trường UPCoM Hà Nội giai đoạn 2009- 2015 trên một số nội dung cơ bản. Từ đó thấy được những kết quả đạt được trên các
phương diện: Đối với Nhà nước và cơ quan quản lý, đối với nhà đầu tư và đối với doanh nghiệp…; thấy được những hạn chế của thị trường UPCoM Hà Nội thời gian qua. Tìm ra nguyên nhân của những hạn chế về khách quan và chủ quan, làm cơ sở cho đề xuất giải pháp khả thi, thực tiễn.
5. Để phát triển thị trường UPCoM Hà Nội trong thời gian tới, trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, luận án đề xuất một số định hướng và tám giải pháp cụ thể là: Hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách cho thị trường UPCoM; Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về thị trường UPCoM; Tăng cường thu hút các chủ thể tham gia thị trường UPCoM; Nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin cho thị trường UPCoM; Hình thành và phát triển hệ thống các nhà tạo lập thị trường chuyên nghiệp; Hoàn thiện cách thức tổ chức và vận hành thị trường UPCoM; Đẩy nhanh quá trình CPH, thoái vốn nhà nước với đăng ký giao dịch tập trung; Tăng cường đào tạo nhân lực cho thị trường UPCoM.
6. Cùng với các giải pháp nêu trên, luận án cũng đề xuất 06 kiến nghị: Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; đối với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN Trung ương; Ban Kinh tế trung ương, Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội và thành phố Hà Nội. Đó là hệ thống các giải pháp và kiến nghị để có thể góp phần xây dựng thành công một thị trường UPCoM phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Thủ đô Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung, phù hợp với đặc điểm và điều kiện đặc thù của Việt Nam hiện nay./.