Những hạn chế của thị trƣờng chứng khoán các công ty đại chúng chƣa niêm yết

Một phần của tài liệu Luan an (1) (Trang 119 - 123)

4. Lợi ích từ thị trường UPCoM đối với các CTĐC kém hấp dẫn

3.3.2. Những hạn chế của thị trƣờng chứng khoán các công ty đại chúng chƣa niêm yết

chƣa niêm yết

Thứ nhất, mặc dù tiêu chí xây dựng thị trường UPCoM là dành cho các CTĐC chưa niêm yết, bao gồm cả công ty chưa đủ điều kiện niêm yết, công ty chưa muốn lên niêm yết và công ty niêm yết đã bị hủy niêm yết nhưng vẫn còn là CTĐC. Đến 31/12/2015, trong tổng số 1.071 CTĐC đã đăng ký với UBCKNN, chỉ

có 256 CTĐC đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM, trong khi có 685 CTĐC chính thức niêm yết CP trên TTCK niêm yết, số còn lại vẫn đang giao dịch cổ phiếu trên thị trường tự do. Điều đó cho thấy, vẫn còn nhiều CTĐC chưa muốn hoặc chế tài chưa đủ mạnh để buộc họ phải đang ký và giao dịch trên thị trường UPCoM và điều này cũng có nghĩa là mức độ hấp dẫn của thị trường UPCoM, cũng như tính tuân thủ quy định đối với DN Việt Nam chưa cao. Vì vậy, quyền và lợi ích cổ đông, nhà đầu tư chưa bảo vệ đầy đủ. Thực tiễn cho thấy, có rất nhiều công ty thuộc diện phải công bố thông tin về các báo cáo tài chính và quản trị công ty, nhưng do không tham gia thị trường UPCoM nên không kiểm soát được các DN này.

Thứ hai, hiện tại với các CTĐC đã đăng ký với TTLKCK, nhưng không đăng ký và giao dịch trên thị trường UPCoM, hiện nay các nhu cầu giao dịch chuyển nhượng được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 56/QĐ-UBCK ngày 31/01/2013 của UBCKNN. Mặc dù cơ chế này, bước đầu đã tạo điều kiện cho các cổ đông trong việc chuyển nhượng cổ phiếu có sự kiểm soát, giám sát của nhà nước và kiểm soát thu thuế giao dịch, nhưng vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định, gây khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý Nhà nước, cụ thể như sau:

Do không được quản lý giao dịch trên thị trường tập trung của Nhà nước, nên việc phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm quy định về nghĩa vụ công bố thông tin của cổ đông lớn, cổ đông nội bộ, quy định về giao dịch cổ phiếu quỹ, chào mua công khai... trên thực tế còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng thực thi pháp luật về CK.

Các giao dịch được chuyển quyền sở hữu qua VSD và các nhà đầu tư sẽ tự thực hiện việc thanh toán tiền cho nhau, do đó không đảm bảo được việc tuân thủ quy định tại Khoản 5 Điều 2 Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ là: các tổ chức, cá nhân không được thanh toán bằng tiền mặt trong các GDCK đã đăng ký, lưu ký tại VSD không qua hệ thống giao dịch của SGDCK.

Quy mô thị trường còn nhỏ bé, chưa phát huy được nguồn lực tiềm tàng của thị trường. Số lượng các CTĐC tham gia thị trường UPCoM và tham gia chuyển quyền sở hữu tại VSD còn nhỏ, chưa thực hiện đầy đủ quy định tại Luật Chứng

khoán về việc đăng ký lưu ký và thực hiện chuyển quyền sở hữu qua VSD; rất nhiều CTĐC đã không thực hiện nghĩa vụ đăng ký lưu ký CK tập trung tại VSD.

Thứ ba, năm 2015 thanh khoản của thị trường đã có sự tăng trưởng đáng kể, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thiếu tính bền vững. Đến 31/12/2015, tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 934,6 triệu cổ phiếu, tăng 70,9% so với

cùng kỳ, giá trị giao dịch tương ứng đạt 14,28 nghìn tỉ đồng, gần gấp 3 lần giá trị

giao dịch năm 2014 [SGDCK Hà Nội].

Các GDCK trên thị trường tự do chưa chịu sự điều chỉnh của các quy định về TTCK, do vậy tiềm ẩn những rủi ro không nhỏ đối với nhà đầu tư, hệ lụy tiêu cực trong xã hội. Nhà đầu tư thiếu thông tin và thiếu địa điểm giao dịch, thiếu hệ thống lưu ký thanh toán có tổ chức tin cậy, hệ thống công bố thông tin giao dịch không có, giá cả thị trường không rõ ràng. Đồng thời, năng lực hoạt động nghiệp vụ, tài chính các tổ chức môi giới trung gian về thị trường này không được chứng thực hay kiểm tra, thông tin công bố của tổ chức phát hành không được đảm bảo, do đó nhiều đối tượng, kể cả lãnh đạo DN và giới đầu cơ, đã lợi dụng tình trạng thị trường thiếu sự quản lý của nhà nước, thiếu công khai minh bạch để thực hiện một số hành vi vi phạm pháp luật như: Phát hành cổ phiếu giả, thao túng giá, lừa đảo…

Thứ tư, sản phẩm cung ứng trên thị trường chưa thật đa dạng. Hàng hóa trên thị trường UPCoM còn hạn chế về số lượng, chủng loại và chất lượng. Số lượng các CTĐC tham gia ĐKGD cổ phiếu còn ít so với tiềm năng, hàng hoá chưa đa dạng, chưa có nhiều công ty có vốn lớn, kết quả kinh doanh tốt nên đã có quan niệm cho rằng hàng hoá trên thị trường UPCoM chỉ có CK của các công ty nhỏ, chất lượng thấp. Vì vậy, các CTĐC và nhà đầu tư đều có tâm lý e ngại, thăm dò, chưa nhiệt tình tham gia thị trường.

Vai trò là bước quá độ để các CTCK hội nhập và cạnh tranh với các CTCK nước ngoài chưa được phát huy. Nhà tạo lập thị trường là một công ty môi giới, giao dịch chấp nhận rủi ro nắm giữ một khối lượng nhất định của một loại CK nhất định để nhằm hỗ trợ, thúc đẩy giao dịch đối với loại CK đó. Mỗi nhà tạo lập thị trường sẽ cạnh tranh trên thị trường để nhận được lệnh đặt từ phía khách hàng (các

nhà đầu tư tham gia trên thị trường) bằng cách báo các mức giá chào mua, chào bán đối với một khối lượng chắc chắn có thể giao dịch của loại CK nhất định. Khi nhận được lệnh đặt từ phía khách hàng, nhà tạo lập thị trường sẽ gần như ngay lập tức bán những chứng khoán mà tổ chức đó nắm giữ trong kho hoặc tìm kiếm một lệnh đối ứng phù hợp, toàn bộ quá trình này diễn ra trong khoảng vài giây.

Thứ năm, chưa tìm thấy vai trò của các nhà tạo lập thị trường do tính thanh khoản chưa cao của thị trường hiện đại nên CTCK chưa thực hiện vai trò của nhà tạo lập thị trường. Thị trường UPCoM là thị trường được tổ chức trên nguyên tắc thị trường tự do có tổ chức, với mục tiêu hướng tới xây dựng thị trường OTC hiện đại trong tương lai nên việc thiết lập các nhà tạo lập thị trường là điều kiện cần thiết.

Giao dịch trên thị trường UPCoM với vai trò chính của các nhà tạo lập thị trường mà trung tâm là các CTCK, nhưng thời gian qua các CTCK rất ít quan tâm đến thị trường, chưa đáp ứng được yêu cầu của một nhà tạo lập thị trường. Mặc dù số lượng các CTCK làm thành viên của hệ thống thị trường UPCoM nhiều nhưng vẫn chưa thể đảm nhận được vai trò của nhà tạo lập thị trường do quy mô hạn chế và nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Bên cạnh đó các CTCK này cũng chưa thực hiện tốt vai trò của mình trong việc hoàn tất đăng ký lưu ký và đăng ký giao dịch. Ngoài ra phần lớn các CTCK đều chưa tận dụng ưu thế của phương thức giao dịch thỏa thuận một cách hiệu quả. Nhiều CTCK đã không chủ động trong việc chia lệnh để thực hiện lệnh với khách hàng nên chưa phát huy vai trò trung tâm của mình trong việc giao dịch cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đáng kể đến tính thanh khoản trên thị trường.

Mặc dù mới ra đời nhưng thị trường UPCoM đã phần nào hạn chế thị trường tự do tạo cơ hội cho các công ty chưa niêm yết cũng như các nhà đầu tư. Tuy nhiên thị trường này cũng bộc lộ và tồn tại nhiều hạn chế, chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư cũng như các DN lớn, tính thanh khoản thấp, quy mô nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng thị trường, chưa thu hẹp được hoạt động của thị trường tự do, tiến trình đăng ký, lưu ký CK còn chậm so với mục tiêu đề ra.

sàn niêm yết, chưa trở thành môi trường đầu tư linh hoạt và hấp dẫn cho nhà đầu tư và DN, đặc biệt chưa thúc đẩy các CTCK phát triển theo hướng tạo lập thị trường đảm bảo hoạt động trên thị trường UPCoM cũng như TTCK Việt Nam và nhằm mục tiêu xa hơn là hướng tới xây dựng thị trường OTC hiện đại trong tương lai. Sở dĩ như vậy là do thị trường còn mới, hàng hoá chưa đa dạng và kém chất lượng, cơ chế giao dịch chưa hấp dẫn các nhà đầu tư, cơ chế công bố thông tin còn lỏng lẻo, các CTCK chưa thực hiện tốt vai trò là các nhà tạo lập thị trường.

Một phần của tài liệu Luan an (1) (Trang 119 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w