Những quy định do sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và Trung tâm Lưu ký chứng khoán ban hành

Một phần của tài liệu Luan an (1) (Trang 89 - 92)

tâm Lưu ký chứng khoán ban hành

- Quyết định số 27/QĐ-VSD ngày 22/4/2010 của TTLKCK Việt Nam về việc ban hành Quy chế hoạt động thanh toán bù trừ CK và được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 102/QĐ-VSD ngày 14/7/2010.

- Quyết định số 468/QĐ-SGDHN ngày 09/7/2010 của Tổng Giám đốc SGDCK Hà Nội về việc ban hành Quy chế quản lý thị trường đăng ký giao dịch tại SGDCK Hà Nội.

3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong hình thành và phát triển thịtrƣờng chứng khoán các công ty đại chúng chƣa niêm yết Hà Nội trƣờng chứng khoán các công ty đại chúng chƣa niêm yết Hà Nội

Để nghiên cứu khách quan và chính xác, luận án đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện trên các đối tượng: DN kinh doanh trong lĩnh vực CK (35%), cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực CK (35%) như UBCKNN, SGDCK Hà Nội và các CTCK, các cán bộ làm việc tại một số cơ quan Trung ương và Hà Nội (30%) như Bộ Tài chính, các địa phương, DN có liên quan. Nghiên cứu tập trung vào hệ thống những văn bản pháp luật, cơ chế chính sách quản lý hoạt động của TTCK nói chung và thị trường UPCoM nói riêng, đồng thời tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động thị trường UPCoM Hà Nội dưới tác động của cơ chế chính sách này. Điều tra xã hội học cũng tập trung phân tích những quan điểm đánh giá của doanh nghiệp về thực trạng thị trường UPCoM Hà Nội.

Cách thức tiến hành điều tra được thực hiện bằng việc khảo sát có chọn lọc dựa trên số lượng doanh nghiệp đăng ký tại UBCKNN, SGDCK Hà Nội, các cơ quan, đơn vị liên quan; thảo luận nhóm tập trung; điều tra xã hội học bằng bảng hỏi. Mẫu được chọn theo phương pháp chọn lọc, có tính kế thừa những nghiên cứu trước đây.

Do điều tra được thực hiện cuối năm 2013, đầu năm 2014 nên một số thông tin đã lạc hậu, chưa sát với thực tế năm 2015. Vì vậy, luận án đã cập nhật nhiều thông tin, số liệu năm 2014 và 2015, để những đánh giá về hiện trạng thị trường UPCoM Hà Nội trong luận án có tính khả thi và chính xác.

Điều tra được thực hiện với số phiếu phát ra là 700, số phiếu thu về 500 và cơ cấu mẫu phiếu cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Cơ cấu mẫu phiếu điều tra

Vị trí công tác Số Tỷ lệ (%) Phần trăm hợp Phần trăm lũy kế

phiếu lệ (%) (%)

Quản lý 101 24,2 24,2 24,2

Nhân viên 316 75,8 75,8 100%

Tổng 417 100,0 100,0

Trình độ học Số Tỷ lệ (%) Phần trăm hợp Phần trăm lũy kế

vấn phiếu lệ (%) (%) Trung cấp 7 1,7 1,7 1,71 Cao đẳng 35 8,4 8,4 10,1 Đại học 268 64,3 64,3 74,4 Thạc sỹ 78 18,7 18,7 93,1 Tiến sỹ 13 3,1 3,1 96,2 THPT 16 3,8 3,8 100,0 Tổng 417 100,0 100,0

Thời gian hoạt Số Tỷ lệ (%) Phần trăm hợp Phần trăm lũy kế

động trên thị phiếu lệ (%) (%) trƣờng chứng khoán 0 54 12,9 12,9 12,9 1 120 28,8 28,8 41,7 2 67 16,1 16,1 57,8 3 49 11,8 11,8 69,5 4 24 5,8 5,8 75,3 5 34 8,2 8,2 83,5 6 7 1,7 1,7 85,1 7 14 3,4 3,4 88,5 8 3 0,7 0,7 89,2 9 3 0,7 0,7 89,9 10 12 2,9 2,9 92,8 12 1 0,2 0,2 93,0 Không trả lời 29 7,0 7,0 100,0 Tổng 417 100,0 100,0

Phát triển của thị trường UPCoM Hà Nội cũng phải tuân thủ quy trình chung- quá trình hình thành và phát triển của thị trường UPCoM chung, đi theo xu hướng từ hình thái thị trường tự do không có tổ chức đến thị trường có sự quản lý của Nhà nước hoặc của các tổ chức tự quản. Thị trường chứng khoán không phải ngay từ đầu đã có hình thái phức tạp với những giao dịch mang tính toàn cầu như hiện nay.

3 3 Thuận lợi

Một trong những điều kiện, tiền đề quan trọng để TTCK nói chung và thị trường UPCoM hình thành và phát triển là phải có một cơ sở pháp lý rõ ràng, hiệu quả và minh bạch. Khi đánh giá về những thuận lợi trong quá trình hình thành và vận hành thị trường UPCoM ở Việt Nam tại Đồ thị 3.1, chỉ 33,3% ý kiến cho rằng do môi trường pháp lý minh bạch, 42,2% cho rằng nền kinh tế thị trường và 57,1% nhận định nền kinh tế, chính trị, xã hội ổn định, 34,5% cho rằng chủ trương cổ phần hóa DN đóng vai trò quan trọng nhằm tạo nguồn cung, giúp thị trường UPCoM Hà Nội phát triển bền vững [Xem Đồ thị 3.1].

Trong quá trình hình thành và phát triển thị trường UPCoM, rõ ràng các cơ quan quản lý Nhà nước đã rất quan tâm đến việc phát triển thị trường UPCoM khi đã luôn cố gắng hoàn thiện cơ sở pháp lý để hỗ trợ thị trường ngày càng phát triển.

Với mục tiêu thu hẹp thị trường tự do, mở rộng thị trường cho các CTĐC khi chưa đủ/muốn tham gia thị trường niêm yết, tăng giao dịch chính thức, giảm dần giao dịch “chợ đen”, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc quản lý, tuy nhiên, cuối năm 2013, đầu năm 2014, cơ sở pháp lý vẫn chưa hỗ trợ tích cực cho mục tiêu này. Chỉ đến khi Chính phủ tích cực và quyết liệt trong đẩy mạnh công tác đổi mới, sắp xếp DNNN, thì hai văn bản quan trọng và tác động trực tiếp đến sự phát triển của thị trường UPCoM được ban hành là Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 01/2015/TT-BTC ngày 05/01/2015 của Bộ Tài chính. Theo đó, các DNNN sau cổ phần hóa phải đăng ký giao dịch tại thị trường UPCoM trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cụ thể hóa quy định bắt buộc các CTĐC đã chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng chưa niêm yết hoặc đã hủy niêm yết phải tham gia thị trường có tổ chức. Sự đồng bộ trong các quy định của Chính phủ

Một phần của tài liệu Luan an (1) (Trang 89 - 92)