Hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách cho thị trƣờng chứng khoán các công ty đại chúng chƣa niêm yết

Một phần của tài liệu Luan an (1) (Trang 133 - 136)

4. Lợi ích từ thị trường UPCoM đối với các CTĐC kém hấp dẫn

4.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách cho thị trƣờng chứng khoán các công ty đại chúng chƣa niêm yết

CÁC CÔNG TY ĐẠI CHÚNG CHƢA NIÊM YẾT HÀ NỘI

4.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách cho thị trƣờng chứngkhoán các công ty đại chúng chƣa niêm yết khoán các công ty đại chúng chƣa niêm yết

Khuôn khổ pháp lý do Nhà nước quy định có tác động rất lớn tới TTCK. Nó là hình thức pháp lý để đưa các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, đòi hỏi các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế phải thực thi. Do vậy cần hoàn thiện hệ thống luật và chính sách theo hướng: Ban hành thêm một số

luật còn thiếu nhằm đảm bảo tính bình đẳng trong cạnh tranh; và phù hợp với thực tiễn. Khuôn khổ pháp lý phải bảo đảm: nhất quán, đồng bộ, ổn định và đặc biệt phải đảm bảo thực thi trong thực tế. Khuôn khổ pháp lý phải nhất quán với đường lối, quan điểm của Đảng. Khung pháp lý phải đồng bộ giữa các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, giữa các cơ quan quản lý, khắc phục tình trạng các văn bản quản lý mâu thuẫn, chồng chéo nhau.

Việc xây dựng khung chính sách cho TTCK phải được tính đến nhiều khía cạnh, nhằm tạo ra một môi trường pháp lý phù hợp với những yêu cầu và đòi hỏi của TTCK và khả năng thích ứng của nền kinh tế cũng như yêu cầu của các thiết chế kinh tế, chính trị, xã hội và phù hợp thông lệ quốc tế. Việc tạo dựng một khung pháp lý đầy đủ là cần thiết, nhưng cần tính đến các yếu tố tác động có liên quan như những biến động kinh tế - chính trị trong nước, quốc tế, tính chất quá độ của sự phát triển, nhận thức, sự hiểu biết của người dân về thị trường này và các yếu tố có liên quan tới từng khâu của quá trình vận hành thị trường như khâu phát hành, niêm yết cho đến các giao dịch, đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ bằng CK; từ các tổ chức, cá nhân đầu tư cho đến các CTCK và các tổ chức tham gia cấu thành thị trường.

Cần ban hành, bổ sung và sửa đổi các văn bản pháp quy, chính sách, quy định hiện hành có liên quan đến hoạt động của các DN, các nhà đầu tư. Hệ thống chính sách định kỳ cần được xem xét, nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung những điểm bất hợp lý với hoàn cảnh kinh tế hiện tại, điều kiện cụ thể. Chính phủ và các bộ phận hữu quan ban hành kịp thời, chuẩn xác những văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa việc thi hành luật, pháp lệnh, đặc biệt luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật ngân hàng… Việc ban hành luật là thẩm quyền của Quốc hội và các cơ quan do Quốc hội ủy quyền. Hệ thống hành pháp có trách nhiệm thi hành những quy định pháp luật, trách nhiệm giải thích, hướng dẫn thi hành luật thuộc Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, không phải các cơ quan hành pháp.

Mạng lưới các trung gian hoạt động trên thị trường UPCoM như các CTCK, CTĐC, công ty quản lý quỹ đầu tư… đóng vai trò cầu nối giữa các nhà đầu tư thực hiện nghiệp vụ môi giới mua bán CK trên thị trường tập trung, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác cho các nhà đầu tư như cho vay, cung cấp thông tin và các dịch vụ liên

quan đến GDCK cho nhà đầu tư như tư vấn đầu tư CK, tham gia bảo lãnh phát hành và tư vấn cho các công ty trong việc niêm yết. Cung cấp một cơ chế giao dịch hiệu quả thông qua tổ chức, vận hành của SGDCK, bao gồm: Hệ thống giao dịch, giám sát, công bố thông tin, hệ thống lưu ký, thanh toán bù trừ. Sự vận hành của các hệ thống này có những ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của thị trường thông qua năng lực xử lý nhanh, chính xác các giao dịch trên thị trường, giúp tăng tốc độ luân chuyển vốn trên thị trường. Như vậy, để thị trường UPCoM phát triển, đòi hỏi phải quan tâm đến tính minh bạch của thị trường, tạo dựng được lòng tin để thu hút những chủ thể cung cấp vốn và những chủ thể có nhu cầu sử dụng vốn tham gia thị trường, làm cho thị trường có thể phát huy tối đa vai trò của nó.

Như đã phân tích ở trên, TTTC gồm: TTTC ngắn hạn (thị trường tín dụng, do Ngân hàng thương mại cung cấp) và TTTC trung và dài hạn (thị trường vốn). TTTC dài hạn bao gồm thị trường tín dụng trung và dài hạn (trong một nền kinh tế ổn định, phát triển ngân hàng thương mại chỉ đáp ứng khoảng 30% tổng nhu cầu), thị trường cầm cố và TTCK.

Để thị trường vốn hoạt động hiệu quả, phải bảo đảm hai yêu cầu: Phải có sự hiện diện đầy đủ của tất cả các thị trường nói trên (thị trường tín dụng dài hạn, thị trường cầm cố và TTCK) và các thị trường phải vận hành đồng bộ. Để đáp ứng hai yêu cầu này, việc hình thành và phát triển các thị trường phải tuân theo một trật tự, bước đi xác định. Việc không tuân thủ trật tự đó (ví dụ xây dựng TTV, TTCK nhưng hệ thống các quyền tài sản không xác định rõ, thị trường bất động sản không được thừa nhận chính thức) thường dẫn đến sự rối loạn, vận hành kém hiệu quả của từng thị trường chức năng và của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, sự vận hành đồng bộ của các thể chế thị trường đòi hỏi phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của thị trường (chủ thể sở hữu độc lập, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của DN, cơ chế phân bổ nguồn lực do các lực lượng thị trường quyết định là chính, thông qua cạnh tranh tự do) trên cơ sở được sự bảo đảm của luật pháp. Nếu không được bảo vệ bằng các đạo luật cơ sở như luật cạnh tranh, luật về các quyền sở hữu, luật chống độc quyền, luật chống bán phá giá thì nền kinh tế không thể hoạt động bình thường.

Một phần của tài liệu Luan an (1) (Trang 133 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w