33 Các chỉ báo thị trường
2.4.5. Bài học kinh nghiệm cho phát triển thị trƣờng chứng khoán các công ty đại chúng chƣa niêm yết Hà Nộ
công ty đại chúng chƣa niêm yết Hà Nội
Qua nghiên cứu thực tế hình thành và phát triển thị trường UPCoM ở một số quốc gia trên thế giới cho thấy, để phát triển và hoàn thiện thị trường UPCoM Hà
Nội với mục tiêu thu hẹp thị trường mở và tiến tới xây dựng một thị trường các CTĐC chưa niêm yết hiện đại, tiên tiến và hiệu quả, cần chú trọng những bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, kinh nghiệm về hoạch định cơ chế, chính sách.
Các nước phát triển TTCK thành công trong khu vực như Hàn Quốc, Đài Loan đều áp dụng một hệ thống chính sách định hướng khuyến khích các Công ty niêm yết ở SGDCK. Ví dụ như: Cho phép sử dụng CK của Công ty niêm yết là phương tiện đặt cọc hay bảo lãnh thanh toán với Chính phủ hoặc với DN thuộc sở hữu Chính phủ; ưu đãi trả dần thuế trong thời kỳ đầu ra công khai; hưởng quy chế nới lỏng khi mua lại công ty khác, đẩy mạnh khấu hao, dễ tiếp cận hơn với ngân hàng. Trong trường hợp và điều kiện hiện nay ở Việt Nam, khi chúng ta đẩy mạnh cổ phần hóa các DNNN, chúng ta có thể áp dụng tương tự như vậy với các CTĐC.
Thứ hai, kinh nghiệm về vai trò của các CTĐC trong thị trư ng OTC
Vai trò của các CTCK trong thị trường OTC được đánh giá cao hơn rất nhiều so với thị trường tập trung, mô hình thành viên của thị trường các nước gồm:
+Thành viên thông thường (broker): Thành viên thông thường là các CTCK
tham gia thị trường với nghiệp vụ chủ yếu là môi giới thực hiện lệnh mua, bán CK theo lệnh của khách hàng và thu được hoa hồng môi giới.
+ Thành viên tạo lập thị trường (market maker): Thành viên tạo lập thị trường gồm 02 loại: 1) các CTCK tham gia tạo lập thị trường cho một CK nào đó, họ có trách nhiệm liên tục đưa ra các báo giá hai chiều, thực hiện mua bán bằng chính tài khoản của mình và thu được chênh lệch giá; 2) các nhà giao dịch chuyên nghiệp không phải là CTCK, họ thực hiện chức năng tạo lập thị trường cho các loại trái phiếu.
Có thể nói, vai trò của các CTCK trong thị trường OTC được đánh giá cao hơn rất nhiều so với TTCK tập trung theo phương thức khớp lệnh. Trước hết, các CTCK phải đảm bảo các nghiệp vụ như tư vấn, môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, lưu ký, thanh toán, như đối với thị trường tập trung nhưng với cơ chế rất linh hoạt của thị trường OTC để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và nâng cao uy tín của mình, đòi hỏi các công ty phải nâng chất lượng phục vụ tốt hơn. Vai trò này được thể hiện rõ nét nhất khi CTCK là nhà tạo lập thị trường. Để phát huy tối đa
hiệu quả của thị trường OTC thì phải đảm bảo được tính hiện đại của thị trường, nghĩa là phải xây dựng một hệ thống điện tử diện rộng đồng bộ từ Trung tâm tới các CTCK. Công việc này cần chi phí lớn, đòi hỏi các CTCK phải có một tiềm lực tài chính đủ mạnh.
Thứ ba, kinh nghiệm về hàng hóa giao dịch trên thị trư ng
Chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC chủ yếu là cổ phiếu (DN vừa và nhỏ, công ty công nghệ cao hoặc mới thành lập nhưng có tiềm năng phát triển tốt) và trái phiếu. Như đối với TTCK Hàn Quốc, mặc dù trái phiếu Chính phủ được giao dịch trên cả thị trường KSE tuy nhiên tới 90% các loại trái phiếu (trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu DN) được giao dịch trên thị trường OTC [107].
Ngoài ra đối với một số thị trường OTC trên thế giới, người ta còn giao dịch chứng khoán của các công ty lớn, có độ rủi ro thấp, chất lượng cao và đang niêm yết tại SGDCK. Đây là quy định nhằm tạo cho CK trên TTCK tập trung có tính thanh khoản cao hơn và đa dạng hóa sự lựa chọn, tạo thuận lợi tối đa cho người đầu tư. Do đó về lâu dài, bên cạnh việc đa dạng hóa các loại hàng hóa giao dịch, cần phải tính đến việc nâng cao chất lượng các loại CK giao dịch trên thị trường UPCoM nhằm tạo ra một hệ thống hàng hóa có chất lượng cao, đa dạng, tăng tính cạnh tranh và minh bạch cho thị trường.
Ngoài ra, có thể nhận thấy để phát triển TTCK trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, các quốc gia trên đều rất chú trọng đến việc thúc đẩy quá trình tư nhân hóa, góp phần làm giảm nhẹ gánh nặng NSNN và nợ công của Chính phủ. Vì vậy, sau giai đoạn cải cách, Việt Nam cần đa dạng hóa hình thức đầu tư, Nhà nước không nắm giữ các DN và lĩnh vực kinh doanh mà xã hội có thể làm tốt, thậm chí làm tốt hơn Nhà nước, tức là thúc đẩy quá trình cổ phần hóa DNNN, tạo thêm nhiều hàng hóa giao dịch cho TTCK.
Để có thể gia tăng số lượng những Công ty đăng ký giao dịch và phù hợp với thực trạng hệ thống thông tin và mức độ công khai thông tin của các DN, nên tiến hành phân tầng các CK đăng ký giao dịch theo mức độ công khai và minh bạch thông tin và các chuẩn mực tài chính được yêu cầu. Cách phân chia cấu trúc thị
trường thành 3 tầng (tầng thị trường được kiểm soát chất lượng; tầng thị trường được đăng ký và tầng thị trường giao dịch đầu cơ) như thị trường OTC của Mỹ có thể là một mô hình đáng được tham khảo.
Thứ tư, kinh nghiệm lựa chọn hình thức tổ chức, vận hành thị trư ng.
Thị trường UPCoM đòi hỏi nhà tạo lập thị trường đóng vai trò chủ đạo, tạo lập hàng hóa và dẫn dắt thị trường. Do vậy, để phát huy tối đa hiệu quả của thị trường UPCoM, phải xây dựng hệ thống các nhà tạo lập thị trường chuyên nghiệp, hiện đại theo hướng xây dựng và phát triển các CTCK trở thành các nhà tạo lập thị trường. Để trở thành nhà tạo lập thị trường đúng nghĩa, thực hiện được vai trò mà thị trường yêu cầu, các CTCK phải không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực tài chính cũng như năng lực hoạt động. Đây là điều kiện cần thiết và quan trọng để tiến tới xây dựng một thị trường UPCoM hiện đại trong tương lai.
Thứ năm, kinh nghiệm về phát triển các quan hệ cung - cầu, giao dịch và dịch vụ trên thị trư ng UPCoM.
Với kinh nghiệm của Hàn Quốc thì bí quyết để có được một thị trường trái phiếu sôi động với lượng giao dịch ngày càng tăng là thiết lập Hệ thống các nhà tự doanh tạo lập thị trường (tên tiếng Anh: Primary Dealer System - viết tắt là PDS). Các PD có vai trò quan trọng đối với hoạt động của thị trường trái phiếu trên thị trường sơ cấp và thứ cấp. Các giao dịch trái phiếu thường diễn ra giữa các nhà đầu tư có tổ chức với khối lượng giao dịch lớn, hình thức thanh toán rất linh hoạt.
- Trên thị trường sơ cấp, các PD phải thực hiện bảo lãnh phát hành và tham gia đấu thầu với một tỷ lệ tối thiểu nào đó trên số lượng trái phiếu Chính phủ phát hành trong một giai đoạn từ 3 đến 4 tháng. Tỷ lệ này được điều chỉnh theo từng giai đoạn tùy thuộc vào số lượng thành viên trong hệ thống PD và các thành viên có thể được chia theo tỷ lệ khác nhau tùy thuộc vào thành viên đó là ai: nếu là nhà PD bán buôn thì tỷ lệ áp dụng cao hơn so với nhà PD bán lẻ.
- Trên thị trường sơ cấp, các PD phải giao dịch trên thị trường thứ cấp theo một tỷ lệ tối thiểu nào đó trên tổng khối lượng giao dịch trái phiếu Chính phủ tính theo từng giai đoạn 3-4 tháng. Tỷ lệ này được điều chỉnh tùy thuộc vào số lượng thành viên. Chẳng hạn, nếu có từ 10-15 PD thì có thể đặt ra mức 3% trên một PD.
Trên thực tế, các nhà PD trái phiếu Chính phủ trong hệ thống giao dịch đến 20% tổng khối lượng trái phiếu Chính phủ tại SGDCK KSE (Hàn Quốc).
- Ngoài ra, các PD còn hỗ trợ thị trường thứ cấp thông qua việc tạo lập thị trường: yết giá mua và bán cho tất cả các loại trái phiếu, kể cả các giao dịch kỳ hạn; cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư. Do đó, để nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường UPCoM, đối với CK của trái phiếu chuyển đổi của các CTĐC, về lâu dài, cũng cần cân nhắc kinh nghiệm về việc thiết lập Hệ thống các nhà tự doanh tạo lập thị trường như trên.
Thị trường OTC thường có nhiều hệ thống giao dịch và một tổ chức có thể điều hành và cung cấp nhiều hình thức giao dịch khác nhau. NASDAQ có thể vận hành thị trường NASDAQ NMS, NASDAQ Smallcap đồng thời cung cấp mạng điện tử báo giá và khối lượng cho thị trường OTC - BB và cũng tương tự như vậy đối với thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Có thể nói, hệ thống giao dịch - thông tin của thị trường OTC ngày nay hết sức đa dạng và liên tục được nâng cấp để đảm bảo thông tin có thể đến được nhà đầu tư một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất đồng thời cho phép thực hiện giao dịch bất cứ lúc nào. Thuật ngữ “thị trường OTC” lúc này được hiểu là một thị trường có tổ chức chặt chẽ, sử dụng kỹ thuật viễn thông hiện đại, bao gồm một mạng lưới các tổ chức trung gian môi giới, tự doanh, tạo lập thị trường liên kết với nhau và liên kết với một trung tâm quản lý. Qua hệ thống mạng các CTCK có thể báo giá tập trung, thực hiện đàm phán, thương lượng, thông báo kết quả giao dịch cho trung tâm quản lý, trung tâm thanh toán bù trừ và lưu ký CK.
Do đó, mô hình tổ chức hệ thống giao dịch ở thị trường UPCoM nên được trang bị hệ thống giao dịch tự động với sự ứng dụng của công nghệ thông tin hiện đại. Nói cách khác, cần phải xây dựng một hệ thống giao dịch điện tử hiện đại có quy mô giao dịch qua mạng diện rộng để có thể liên kết tất cả các thành viên thị trường trên cả nước và quốc tế (khi hội nhập đầy đủ), qua đó các thành viên và nhà đầu tư đều có thể truy cập hệ thống, kết nối thông tin nhanh chóng. Điều này giúp chúng ta có thể tổ chức và điều hành nhiều loại thị trường giao dịch với nhiều hình thức giao dịch khác nhau, mặt khác sẽ hạn chế tối đa tình trạng sai lệch thông tin - một trong những nguyên nhân chủ yếu làm thiệt hại đến nhà đầu tư.
Thị trường chứng khoán các CTĐC chưa niêm yết thu hút nhà đầu tư không chỉ qua cơ chế giao dịch, qua số lượng mà còn phụ thuộc vào chất lượng của các công ty đăng ký giao dịch. Vì vậy, để thị trường UPCoM đạt được mục tiêu đề ra, cần phải xây dựng những tiêu chí cụ thể đối với các CTĐC đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM. Điều này, giúp thị trường UPCoM không chỉ thu hút được nhà đầu tư mà còn thu hút được các CTĐC có uy tín đăng ký giao dịch.
Chƣơng 3