Tăng cường hoạt động Hiệp hội kinh doanh chứng khoán

Một phần của tài liệu Luan an (1) (Trang 145 - 146)

45 Đối với năng lực tàichính

4.2.5.2.Tăng cường hoạt động Hiệp hội kinh doanh chứng khoán

Kinh nghiệm của các nước có TTCK phát triển trên thế giới cho thấy bên cạnh các hoạt động quản lý, điều tiết các hoạt động giao dịch trên TTCK của các cơ quan quản lý Nhà nước về CK như: UBCKNN, SGDCK Hà Nội thì việc thành lập các tổ chức tự quản - tổ chức phi Chính phủ như Hiệp hội KDCK là một nhu cầu tất yếu và phổ biến ở hầu hết các nước có TTCK phát triển.

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, thị trường UPCoM là một lĩnh vực mới, sự hiểu biết của công chúng, người đầu tư trên thị trường còn hạn chế; bản thân các CTCK, các nhà tổ chức lưu ký, công ty quản lý quỹ mới thành lập còn thiếu những cán bộ có năng lực và trình độ chuyên môn sâu, chưa phát huy hết khả năng trong cung cấp các dịch vụ cho nhà đầu tư trong và ngoài nước, hoạt động công bố thông tin của các tổ chức phát hành chưa đi vào nề nếp. Do vậy, việc thành lập và đi vào hoạt động của Hiệp hội KDCK theo đúng thông lệ và tập quán quốc tế nhằm phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước để từng bước khắc phục những nhược điểm này; góp phần tích cực trong việc phổ cập kiến thức đến công chúng đầu tư về lĩnh vực CK, thu hút sự quan tâm và nguồn vốn nhàn rỗi trong công chúng; thúc đẩy sự giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và thông tin giữa CTCK, đào tạo, hợp tác phát triển các nghiệp vụ chuyên môn cho các hội viên, ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không bình đẳng, gian lận, không tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp trên TTCK.

Do xác định được ý nghĩa quan trọng của Hiệp hội KDCK đối với sự phát triển của TTCK Việt Nam, ngày 11/06/2003, Bộ Nội vụ đã cho phép thành lập Hiệp

hội KDCK Việt Nam; theo đó, Hiệp hội kinh doanh CK Việt Nam hoạt động theo Điều lệ Hiệp hội được Bộ Nội vụ phê duyệt và chịu sự quản lý Nhà nước của UBCKNN trong hoạt động CK. Hiệp hội KDCK ra đời giúp cho thị trường hoạt động linh hoạt, công bằng hiệu quả hơn trong GDCK, bảo vệ quyền, lợi ích của các thành viên và người đầu tư là nhu cầu tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn và khuynh hướng phát triển chung của TTTC quốc tế. Hiệp hội KDCK Việt Nam ra đời có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy thị trường phát triển và vận hành có hiệu quả của TTCK, tạo một động lực rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển SGDCK Hà Nội theo mô hình thị trường UPCoM.

Tính thanh khoản của thị trường UPCoM còn thấp, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó có một nguyên nhân tương đối quan trọng đó là thị trường chưa có được nhà tạo lập thị trường đúng nghĩa. Ở một số thị trường phát triển, một cổ phiếu tham gia thị trường OTC phải có ít nhất ba (03) CTCK tạo lập thị trường và CTCK muốn tạo lập thị trường cho cổ phiếu nào thì phải đăng ký. Tại bất kỳ thời điểm nào, CTCK cũng phải đưa ra mức giá chào mua và chào bán với loại cổ phiếu mà họ tạo lập thị trường. So sánh với thị trường OTC theo thông lệ thế giới thì thị trường UPCoM hoạt động ở nước ta mới chỉ đạt khoảng một nửa tiêu chuẩn, đó là có các CTCK môi giới cho khách hàng và hưởng phí giao dịch. Chưa có quy định về việc CTCK đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, một điều kiện quan trọng để hình thành thị trường OTC chuẩn. Chính vì vậy, trong thời gian tới Bộ Tài chính nên nghiên cứu, đề xuất Chính phủ ban hành văn bản khuyến khích tạo điều kiện hoặc thậm chí phải yêu cầu bắt buộc các CTCK đóng vai trò nhà tạo lập thị trường nhằm tạo một thị trường UPCoM chuẩn, phù hợp thị trường UPCoM trên thế giới.

Một phần của tài liệu Luan an (1) (Trang 145 - 146)