Thị trƣờng chứng khoán

Một phần của tài liệu Luan an (1) (Trang 29 - 32)

Khái niệm

Mặc dù đã có lịch sử phát triển lâu dài, song đến nay vẫn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về TTCK, nhưng nhìn chung có một quan niệm mang tính phổ biến như: Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời.

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, thị trường chứng khoán là lĩnh vực phong phú, đa dạng và rất phức tạp, là nơi mua bán các chứng khoán và thường được thực hiện chủ yếu tại sở giao dịch chứng khoán, một phần ở công ty môi giới (công ty chứng khoán), và cả ở thị trường chợ đen.

Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường vốn (TTV), hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính phủ để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư. TTCK là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại CK; việc mua bán được tiến hành ở thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp; do vậy TTCK là nơi CK được phát hành và trao đổi.

Có thể hiểu TTCK theo nghĩa là thị trường GDCK, cho dù về mặt ngữ nghĩa thì hai khái niệm này không hoàn toàn tương đồng nhau, đó là "địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và GDCK", một địa điểm giao dịch hay một hệ thống giao dịch cung cấp "hạ tầng" cho việc mua bán, trao đổi CK. Tuy vậy, việc mua bán trên TTCK chỉ là kết quả thấy được sau một chuỗi hoạt động có tính gắn kết cao và tuân thủ các điều khoản giao dịch phức tạp, với sự tham gia của

cộng đồng bao gồm các nhà đầu tư - dân chúng, các công ty, tổ chức và sự tham gia điều tiết, quản lý của Chính phủ.

Từ những quan niệm nêu trên, có thể hiểu một cách tổng quát rằng: Thị trường chứng khoán là thị trường mua bán các loại chứng khoán. Vậy chứng khoán là gì? Nó có những đặc điểm như thế nào?

Theo Luật Chứng khoán (2006) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán (2010): Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:

+ Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ.

+ Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm CK hoặc chỉ số CK.

+ Hợp đồng góp vốn đầu tư.

+ Các loại CK khác do Bộ Tài chính quy định.

Theo giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin [9, tr.150] khẳng định: Chứng

khoán là các loại giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, công trái, kỳ phiếu, tín phiếu, văn tự cầm cố, các loại chứng chỉ quỹ đầu tư.

Như vậy, CK là một loại hàng hóa đặc biệt, thể hiện quyền của người nắm giữ đối với tài sản hay nghĩa vụ của tổ chức phát hành ra loại CK đó. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính ngày nay, khái niệm CK được mở rộng và thể hiện đó là sự giao kết giữa các bên tham gia trong một giao dịch, đặc biệt là các CK phái sinh ngoại lai dựa trên các cam kết về kỳ vọng thay đổi như thời tiết, mùa vụ, lạm phát.

Chứng khoán niêm yết được hiểu là các loại CK đáp ứng được các tiêu chí, điều kiện xét về mặt định tính, định lượng theo các quy định của pháp luật về CK và TTCK hoặc do các SGDCK quy định để được chấp thuận đưa vào đăng ký niêm yết, giao dịch chính thức trên các Sàn GDCK và tổ chức thanh toán, bù trừ thông qua các TTLKCK. Chứng khoán niêm yết được chuẩn hóa dựa trên các tiêu chí về quy mô vốn, tính đại chúng, tiêu chí tài chính (lãi), đáp ứng yêu cầu về chuẩn mực

công bố thông tin và quản trị công ty cao. Các tổ chức phát hành ra CK niêm yết được gọi là tổ chức niêm yết phải đáp ứng các tiêu chuẩn chặt chẽ do cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức tự quản của TTCK quy định.

Chứng khoán chưa niêm yết được hiểu là CK của một tổ chức phát hành ra và chưa được một SGDCK nào chấp thuận niêm yết chính thức, do chưa đủ điều kiện niêm yết hay công ty chưa sẵn sàng cho việc niêm yết trên bất cứ một Sàn GDCK nào. Các CK này thường do các công ty vừa và nhỏ, công ty khởi nghiệp hoặc các công ty mạo hiểm, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao và được đăng ký giao dịch trên thị trường OTC. Thông thường các CK chưa niêm yết sau một thời gian giao dịch trên thị trường OTC sẽ được chuẩn hóa và đưa vào giao dịch trên thị trường chính thức của các Sàn GDCK. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với tất cả các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao (IT), thực tiễn cho thấy các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở Mỹ đều đăng ký giao dịch trên sàn NASDAQ.

Cơ cấu của thị trường chứng khoán

Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn, TTCK được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

- Thị trư ng sơ cấp: Là thị trường mua bán các CK mới phát hành. Ở đây vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các CK mới phát hành. Có nhiều loại CK được mua bán trên thị trường sơ cấp nhưng chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu.

- Thị thư ng thứ cấp: Là nơi giao dịch các CK đã phát hành trên thị trường sơ cấp. Đây là nơi đảm bảo tính thanh khoản cho các CK đã phát hành. Các hoạt động trong thị trường nhằm mục đích kiếm lời qua sự chênh lệch giá cả trong việc mua bán lại các CK và nhận cổ tức từ cổ phiếu và trái phiếu.

Căn cứ vào phương thức giao dịch, TTCK được chia thành thị trường tập trung và thị trường phi tập trung.

- Thị trư ng tập trung: Giao dịch CK chất lượng cao. Là thị trường mà ở đó việc GDCK được thực hiện thông qua Sàn GDCK. Sàn GDCK là loại hình tiêu biểu của phương thức tổ chức TTCK, là nơi tập trung gặp gỡ của các nhà môi giới, thương

gia CK để họ có thể đấu giá, thương lượng mua bán CK theo yêu cầu của khách hàng. - Thị trư ng phi tập trung (thị trường OTC): Là loại TTCK mà ở đó việc GDCK được thực hiện qua hệ thống máy tính (computer) nối mạng giữa các thành viên của thị trường trong khắp cả nước. Ở thị trường này diễn ra việc mua bán CK của các công ty và tổ chức ít được biết đến, với lượng vốn không lớn so với các công ty được định giá vốn ở Sàn GDCK.

Căn cứ vào hàng hoá, TTCK chia thành thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường các CK phái sinh.

Một phần của tài liệu Luan an (1) (Trang 29 - 32)