Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Luan an (1) (Trang 123 - 124)

4. Lợi ích từ thị trường UPCoM đối với các CTĐC kém hấp dẫn

3.3.3.1.Nguyên nhân khách quan

Diễn biến TTCK và kinh tế vĩ mô không thuận lợi: Thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và thị trường UPCoM Hà Nội nói riêng mới được hình thành, còn nhiều yếu tố sơ khai. Ra đời sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, thị trường UPCoM gặp nhiều khó khăn do suy giảm kinh tế trong nước và những diễn biến không ổn định trên các TTCK quốc tế (suy giảm nợ công Châu u; các vấn đề địa chính trị khu vực Trung Đông; Biển Đông; vấn đề Ucraina...) đã tác động đến TTCK trong nước.

Quy mô công ty đại chúng nhỏ: Đa phần các CTĐC Việt Nam là DN vừa và nhỏ, chưa đủ điều kiện tham gia huy động vốn trực tiếp trên TTCK. Trong đó, phần lớn các DN nhỏ chủ yếu là DNNN cổ phần hóa hoạt động trong các lĩnh vực không phải là thế mạnh của nền kinh tế, lao động nhiều, hiệu quả kinh doanh không cao, không thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư. Tính minh bạch về công bố thông tin và quản trị công ty không tốt nên chưa thay đổi được diện mạo hoạt động để thu hút nhà đầu tư.

Thiếu hiểu biết, quan tâm của các doanh nghiệp và nhà đầu tư về thị trư ng UPCoM: Do đặc thù là các công ty nhỏ, hoạt động trong các lĩnh vực không hiệu quả nên chưa nhận được sự quan tâm của các định chế tài chính trung gian. Hiện nay, số DN này chỉ có lợi thế về bất động sản là đất đai, trụ sở làm việc của công ty. Tuy nhiên, do thị trường bất động sản suy thoái và chưa hồi phục, nên sự quan tâm

của các DN tài chính vào lĩnh vực này chưa cao.

Chưa hiểu rõ hết về tầm quan trọng của thị trư ng UPCoM đối với sự phát triển của CTĐC: Nhiều CTĐC còn có tâm lý e ngại khi tham gia thị trường UPCoM. Ngoài ra, các công ty nhỏ, chất lượng thấp, nhiều CTĐC lo ngại khi tham gia thị trường UPCoM, cổ phiếu của Công ty được công bố thông tin công khai, giao dịch được thực hiện dễ dàng, rộng rãi, có thể khó kiểm soát được việc thực hiện các chính sách, chiến lược của công ty, ví dụ như chính sách về hạn chế tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài, chính sách lựa chọn và phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược.

Nhà đầu tư còn chưa biết cách tự bảo vệ quyền lợi của mình: Nghĩa vụ lên sàn của CTĐC đã rõ, bên cạnh việc tăng cường đôn đốc, xử phạt của cơ quan chức năng, các cổ đông cần phải là những người tác động tích cực. Thay vì im lặng khi thấy DN làm sai, các cổ đông cần yêu cầu DN giải trình. Nếu thấy DN giải trình chưa thuyết phục, phải có văn bản yêu cầu cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát để qua đó chấn chỉnh DN.

Một phần của tài liệu Luan an (1) (Trang 123 - 124)