4. Lợi ích từ thị trường UPCoM đối với các CTĐC kém hấp dẫn
3.2.3. Tình hình diễn biến giá cả trên thị trƣờng chứng khoán các công ty đại chúng chƣa niêm yết
ty đại chúng chƣa niêm yết
Diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch trên TTCK các CTĐC chưa niêm yết đã phản ánh tương đối chính xác nhu cầu thị trường của nhà đầu tư. Ban đầu, thị trường UPCOM áp dụng 2 hình thức giao dịch là thỏa thuận thông thường và thỏa thuận điện tử với kỳ vọng biến các CTCK trở thành trung tâm của thị trường với vai trò là các nhà tạo lập thị trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hình thức giao dịch này không được các nhà đầu tư và các CTCK hoan nghênh do còn có những điểm bất cập nhất định. Do vậy, UPCoM Index không tăng điểm, mà còn giảm đáng kể so với mốc điểm ban đầu. Từ khi thành lập năm 2009, UPCoM Index liên tục giảm điểm, cho thấy nhà đầu tư chưa quan tâm đúng mức với thị trường UPCoM. Bắt đầu triển khai với UPCoM Index xuất phát từ 100 điểm. Tuy nhiên, đóng cửa phiên ngày 28/4/2010, UPCoM Index chỉ còn 45,41 điểm với 945.232 cổ phiếu khớp lệnh thành công, trị giá hơn 16,4 tỉ đồng. Như vậy, UPCoM Index đã mất 54,59 điểm (tương đương gần 55%) so với ngày đầu tiên “ra mắt”. Các năm sau, UPCoM-Index liên tục sụt giảm và tại thời điểm 31/12/2011 còn 33,8 điểm [80, tr.29].
Đến 31/12/2012, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm 2012, UPCoM Index có sự tăng điểm nhẹ với mức tăng chỉ 1,5%, nhích lên 41,81 điểm. Tuy nhiên, số cổ phiếu không có giao dịch trên sàn UPCoM vẫn chiếm đa số. Trong số 132 cổ
phiếu đang giao dịch tại sàn UPCoM thì có tới 105 cổ phiếu không có giao dịch, chiếm tỷ lệ: 79,5%, 17 cổ phiếu có giá giao dịch dưới mệnh giá (10.000 đồng) và chỉ có 10 cổ phiếu có giá giao dịch trên 10.000 đồng (chiếm 6,8%) [85, tr.30].
Năm 2013, mặc dù UPCoM Index duy trì tại 42,46 điểm, tương đương năm 2012, nhưng tổng khối lượng giao dịch cả năm đạt 80,12 triệu cổ phiếu, giảm 57% so với năm 2012. Tính đến thời điểm kết thúc phiên giao dịch ngày 31/12/2013, UPCoM Index đạt được 126 phiên tăng điểm, 115 phiên giảm điểm và 9 phiên không có biến động về điểm, tổng cộng tăng 0,65 điểm (tăng 1,55%) so với cùng kỳ năm 2012 [Xem Đồ thị 3.11].
Mặc dù đến 31/12/2014, UPCoM Index đạt 60,3 điểm, nhưng chỉ số này không vững chắc, khi chỉ 01 năm sau (ngày 31/12/2015) giảm còn 51,27 điểm. Tại phiên giao dịch ngày 10/02/2014, chỉ số này đạt mức điểm thấp nhất trong năm là 41,97 điểm, tuy nhiên sau đó, xu hướng phục hồi của thị trường thể hiện khá vững và đạt đỉnh vào ngày 22/10/2014 với số điểm là 125,6 điểm. Tính đến thời điểm kết thúc phiên giao dịch ngày 31/12/2014, UPCoM-Index có 140 phiên tăng điểm, 105 phiên giảm điểm và 2 phiên không có biến động về điểm, tổng cộng tăng 17,84 điểm (+42,02%) so với thời điểm cuối năm 2013, dừng tại mức 60,3 điểm [theo SGDCK Hà Nội].
Ngày 31/12/2015, phiên giao dịch cuối cùng của năm 2015, UPCoM-Index ghi thêm được 0,68 điểm (tương đương tăng 1,35%) lên mức 51,27 điểm. Tuy nhiên, so với phiên giao dịch cuối cùng của năm 2014 thì chỉ số giảm 14,97%. Trong đó, HHA (Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà) tăng hết biên độ 15%, trở thành cổ phiếu dẫn đầu nhóm tăng giá, tăng trần tới 4.200 đồng, giá đóng cửa lên mức 32.200 đồng/cổ phiếu, khối lượng khớp lệnh thành công khá cao, đạt 4.900 đơn vị. Ngược lại, KCB (Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc) là cổ phiếu có mức giảm mạnh nhất, giảm sàn 1.000 đồng (tương đương 14,71%), giá đóng cửa lùi xuống còn 5.800 đồng/cổ phiếu. Với 1.996.310 cổ phiếu được chuyển nhượng thành công, GEX (Tổng công ty cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam) tiếp tục là cổ phiếu dẫn đầu thanh khoản toàn sàn sang phiên thứ năm liên tiếp. TL4 (Tổng công ty xây dựng Thủy lợi 4) vươn lên đứng thứ hai với thanh khoản ấn tượng, đạt
1.880.970 cổ phiếu. Tiếp đó, VEF( Công ty cổ phần Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam) đạt 737.200 cổ phiếu, SBS (Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín) đạt 308.300 cổ phiếu,... [theo SGDCK Hà Nội]
Dễ dàng nhận thấy trong hơn 6 năm hoạt động, UPCoM Index liên tục giảm điểm, tuy mức giảm mỗi năm khác nhau và giao động với biên động lớn.