Có cuộc đối thoại chất lượng

Một phần của tài liệu 5NGONNGUTINHYEU (Trang 48 - 50)

Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra 8 hướng dẫn để các bậc cha mẹ có được những cuộc đối thoại thực thụ với các con của mình. Hãy luyện tập theo, và tôi tin rằng những cuộc đối thoại giữa bạn với con sẽ có những bước tiến triển.

1. Nhìn vào mắt con khi trò chuyện. Đừng đảo hay nhắm mắt khi con đang giãi bày tâm sự. Việc này giúp bạn tập trung vào cuộc trò chuyện và gửi đi thông điệp rằng bạn đang dành hết sự chú ý cho con.

2. Tập trung tuyệt đối. Hãy dành cho người khác sự tập trung tuyệt đối của bạn nếu bạn muốn có được khoảng thời gian chia sẻ. Nếu trong lúc con bạn đang muốn nói chuyện nhưng bạn lại không sẵn sàng, hãy nói với trẻ: “Cha biết con có chuyện muốn nói với cha và cha cũng rất muốn biết về nó. Nhưng tạm thời cha chưa thể tập trung tuyệt đối vào con. Vậy nếu có thể, con hãy chờ cha 10 phút nữa. Sau khi giải quyết xong việc này, cha sẽ ngồi xuống lắng nghe con”. Đa số trẻ sẽ tôn trọng đề nghị này.

3. Lắng nghe cảm xúc. Hãy tự hỏi: “Con mình đang cảm thấy như thế nào?” và tìm cách xác nhận lại những đánh giá của mình. Điều này sẽ thể hiện được thái độ nghiêm túc của bạn khi lắng nghe con nói.

4. Theo dõi ngôn ngữ cơ thể của con. Hãy theo dõi những chuyển động cơ thể của trẻ để hiểu được cảm xúc thật của chúng. Đôi khi ngôn ngữ cơ thể bộc lộ nhiều hơn là lời nói. Hãy hỏi lại để biết chắc bạn hiểu được những gì con bạn đang cảm nhận.

5. Đừng xen ngang. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng thông thường, con người chỉ có thể lắng nghe khoảng 17 giây là lại xen ý kiến của mình vào cuộc đối thoại. Sự xen ngang này thường khiến cuộc đối thoại trở nên rời rạc và làm cho người đối diện cảm thấy khó chịu. Bạn nên nhớ, mục tiêu của cuộc đối thoại giữa bạn và con cái bạn không phải nhằm bảo vệ bản thân hay dạy dỗ chúng mà là để bạn hiểu được suy nghĩ, cảm nhận và khao khát của con.

6. Hỏi lại. Hãy hỏi lại để chắc chắn những gì bạn nghĩ về con là đúng bằng những câu hỏi như: “Mẹ vừa nghe con nói… đúng không?” hay “Có phải con nói là...?”. Hỏi lại để xóa bỏ những hiểu lầm mà bạn có thể đã mắc phải khi trò chuyện cùng con. Hãy nhớ bạn đang cố gắng trả lời cho câu hỏi:

“Con mình đang nghĩ gì? Con mình cảm thấy thế nào? Con mình mong muốn điều gì ở mình?”. Khi chưa chắc chắn về câu trả lời, bạn không nên đưa ra ý kiến cá nhân của mình về những vấn đề này.

7. Thể hiện sự thấu hiểu. Bạn cần thể hiện cho con thấy khả năng lắng nghe và thấu hiểu của bạn. Khi thể hiện sự thấu hiểu, bạn đã gián tiếp khẳng

định giá trị của con cái thông qua cách đối xử với chúng như người trưởng thành. Bất kỳ trẻ vị thành niên nào cũng mong đợi điều đó.

8. Đưa ra lời đề nghị thể hiện quan điểm. Khi bạn hỏi: “Con có muốn nghe quan điểm của mẹ về việc này không?”, và con bạn nói: “Có” thì hãy chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của bạn về những điều con bạn vừa trình bày. Trong trường hợp trên, nếu con bạn nói: “Không hẳn” thì hãy kết thúc cuộc đối thoại, đừng bắt ép trẻ. Thông thường, một khi bạn đã bày tỏ sự thấu hiểu của mình về những suy nghĩ, cảm xúc và mong muốn của con thì chúng sẽ sẵn lòng đón nhận ý kiến của bạn, dù đồng ý với bạn hay không.

Một phần của tài liệu 5NGONNGUTINHYEU (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)