Sự ép buộc và tính kiên định

Một phần của tài liệu 5NGONNGUTINHYEU (Trang 158 - 160)

- Derek Chapman

Sự ép buộc và tính kiên định

Suốt năm đầu, khi trẻ vi phạm một quy định nào đó, hãy để cha/mẹ ruột của trẻ thi hành những quyết định trừng phạt. Nhưng khi mối quan hệ giữa cha/mẹ kế và trẻ vị thành niên trở nên thân thiết hơn thì họ có thể tham gia vào việc kỷ luật trẻ. Hãy nói với trẻ vị thành niên trước và sau khi thi hành hình phạt bằng những ngôn ngữ của tình yêu thương để giúp trẻ đánh giá đúng hình phạt mà mình phải nhận.

Tính kiên định trong việc thi hành hình phạt là tối quan trọng, nhất là trong gia đình có con riêng. Chẳng hạn, gia đình Scott và Marcia quy định phải mang xe đạp vào nhà xe trước 8 giờ tối. Và vào mùa hè, khi ngày dài hơn, nguyên tắc về thời gian sẽ được nới rộng đến 9 giờ. Hình phạt cho việc vi phạm này là mất đi quyền đi xe đạp vào ngày hôm sau. Mọi người trong gia đình đều đã đồng ý với quy định đó và coi đó là một quy định công bằng. Ba tuần sau khi quy định này được đề ra, Erica, cô con gái 13 tuổi của Marcia, bỏ quên xe đạp ở sân nhà hàng xóm. Lúc 9 giờ 10 phút tối, cậu con

trai nhà hàng xóm gõ cửa nhà Marcia và mang theo chiếc xe đạp của Erica. Marcia đã cảm ơn cậu bé, mang xe đạp vào nhà xe và bình tĩnh thuật lại mọi chuyện cho Erica nghe. Marcia cũng không quên nhắc nhở Erica rằng cô bé sẽ không được đi xe đạp vào ngày hôm sau.

Chiều hôm sau, Erica đến gặp mẹ với nụ cười dễ thương nhất và nói:

“Con biết con đã để xe đạp bên ngoài tối qua, nhưng chiều nay tụi bạn con sẽ đạp xe quanh công viên chơi. Mẹ ơi! Nếu mẹ cho con đi chơi chiều nay, con sẽ không đi xe đạp trong hai ngày tới. Thay vì chịu phạt một ngày, con sẽ chịu hai ngày. Như vậy là công bằng phải không mẹ?”.

Đề nghị của Erica có vẻ hợp lý và Marcia rất muốn đồng ý. Nhưng Marcia hiểu rằng nếu chiều theo ý con, chị sẽ tạo ra tiền lệ không hay. Vì vậy chị nói: “Mẹ rất tiếc, Erica! Nhưng con biết quy định cũng như hình phạt rồi đấy. Con sẽ không được đi xe đạp vào ngày hôm sau, khi con đã để xe bên ngoài”.

Thấy đề nghị của mình không mang lại hiệu quả, Erica đã chuyển sang van nài: “Thôi mà mẹ, hai ngày thay cho một ngày. Nó công bằng mà mẹ…”.

“Mẹ rất tiếc.” - Marcia nói. - “Nhưng con biết quy định rồi đấy.”

Erica liền chuyển sang gây sức ép: “Làm sao mà mẹ có thể đối xử với con như vậy chứ? Con không thích những quy định mới này. Trước khi chú Scott đến, mọi chuyện đâu có như thế này. Trước đây mẹ rất thương yêu và cảm thông với con. Nhưng bây giờ thì mẹ lại bắt buộc con phải tuân theo tất cả những quy định này. Thật không công bằng. Con không muốn sống ở cái nhà này nữa”.

Marcia rất muốn đáp trả lại và yêu cầu Erica đừng lôi Scott vào chuyện này, rằng chuyện đó không liên quan gì đến Scott. Nhưng thật sáng suốt khi chị quyết định giữ những suy nghĩ đó lại cho mình và chỉ nói với Erica: “Mẹ biết là con muốn đi chơi với các bạn. Mẹ cũng muốn đồng ý với con, nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng được như con mong muốn. Khi chúng ta làm sai, chúng ta phải gánh chịu trách nhiệm và đôi khi,trách nhiệm đó rất lớn. Mẹ hiểu cảm giác của con lúc này. Mẹ cũng hiểu rằng đôi khi con ước rằng chú Scott không xuất hiện ở đây, và mẹ sẽ chiều theo ý muốn của con. Nhưng điều đó là không đúng, con biết mà. Mẹ yêu con trước khi yêu chú Scott và bây giờ mẹ vẫn yêu con. Mẹ bắt buộc con tuân theo những quy định này bởi vì mẹ biết là nó tốt nhất cho con”.

“Mẹ đừng nói những điều tốt nhất cho con nữa đi.” - Erica càu nhàu khi bước ra khỏi phòng. Marcia thở dài nhẹ nhõm và tin rằng mình đã làm đúng,

dù chị vẫn còn rất lo lắng. Erica hờn dỗi ở lỳ trong phòng suốt ngày hôm đó và lặng lẽ đến trường vào sáng hôm sau. Tuy nhiên, khi đi học về, cô bé đã vui vẻ trở lại và không bao giờ nhắc đến chuyện đó nữa.

Một phần của tài liệu 5NGONNGUTINHYEU (Trang 158 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)