Tiếp theo, hãy nói chuyện với trẻ. Hãy chọn thời điểm thích hợp để bàn bạc với trẻ về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu trẻ đang xem ti-vi hay mải làm một viêc gì khác thì đó không phải là lúc thích hợp để nói chuyện. Nên chọn thời điểm chỉ có hai người bên nhau. Nếu bạn cứ khăng khăng: “Chúng ta phải nói chuyện ngay bây giờ” thì bạn đã phá hỏng cuộc đối thoại trước cả khi nó bắt đầu.
Khi đã tìm được thời gian và địa điểm thích hợp, bạn nên nói điều gì đó có ý nghĩa khẳng định, chẳng hạn như: “Mẹ muốn chia sẻ cảm xúc của mẹ với con. Mẹ biết có thể mẹ đã hiểu lầm nhưng mẹ muốn nói cho con biết suy nghĩ và cảm xúc của mẹ. Sau đó, mẹ muốn con nói cho mẹ nghe quan điểm của con. Có lẽ mẹ đã bỏ qua điều gì đó và mẹ cần con giúp mẹ hiểu ra”.
Khi diễn tả những điều bạn đang quan tâm, hãy cố gắng cụ thể hết mức. Hãy giới hạn đề tài của bạn và đừng gợi lại những chuyện cũ có liên quan. Nếu không, con cái sẽ có cảm giác như bạn đang chỉ trích chúng. Rất có thể chúng sẽ chống đối lại để bảo vệ bản thân, và cuộc nói chuyện sẽ trở thành cuộc cãi vã. Con người ta có thể kìm nén bản thân trước một vụ việc nhưng sẽ là quá sức chịu đựng của họ nếu bạn liên tục gợi nhắc tất cả những thất bại mà họ đã gặp trong quá khứ.
Sau khi đã trình bày quan điểm của mình, bạn hãy đề nghị trẻ nói về những cảm nhận của chúng. Khi trẻ đang nói, cố gắng đừng xen ngang. Hãy thường xuyên dùng những câu hỏi lặp lại để hiểu rõ hơn những điều trẻ đã nói, chẳng hạn như: “Có phải con nói rằng...?” hay “Mẹ nghe con nói rằng...”. Những câu hỏi này sẽ khiến trẻ chia sẻ nhiều hơn, và bạn sẽ hiểu được những cảm xúc cũng như suy nghĩ của chúng.
như chúng ta nhìn nhận vấn đề khác nhau. Có lẽ do chúng ta là hai người khác biệt. Nhưng mẹ nghĩ chúng ta có thể học được một điều gì đó từ việc này để khiến mọi việc trong tương lai được tốt đẹp hơn”. Những câu nói này thường dẫn đến một kết luận tích cực. Tuy nhiên, nếu bạn khăng khăng mình đúng còn con bạn sai thì sự việc vẫn chẳng có gì tiến triển và khoảng cách giữa đôi bên vẫn xa như trước. Ngược lại, nếu bạn thật sự muốn có cách giải quyết vấn đề và rút ra được kinh nghiệm tích cực nào đó thì cả hai đều là người chiến thắng. Cơn giận của bạn được giải quyết và kết quả sẽ rất khả quan. Đây chính là dạng kiểm soát cơn giận dữ tích cực mà bạn cần dạy cho con em mình.