- Derek Chapman
Hình thành những luật lệ với con trẻ
Đây là giai đoạn hình thành sự độc lập nên trẻ cần phải có tiếng nói trong việc tạo ra những luật lệ cũng như hậu quả sau này. Vì thế, các bậc phụ huynh nên hỏi ý kiến của trẻ khi đưa ra quyết định để trẻ có thể bày tỏ suy nghĩ của mình. Cha mẹ cũng nên chia sẻ với trẻ lý do vì sao họ đề ra những
luật lệ này và vì sao nó có ích cho trẻ. Khi làm được điều này, họ sẽ tạo ra một bầu không khí gia đình ấm áp vun đắp cho sự độc lập của trẻ đồng thời dạy trẻ hiểu rằng không có sự tự do nào không đi kèm với trách nhiệm.
Trong những “diễn đàn gia đình” này, cha mẹ và con cái có thể trò chuyện cởi mở cùng nhau trong bối cảnh các bậc phụ huynh vẫn duy trì được quyền hạn của mình. Dù là người có tiếng nói cuối cùng, các bậc phụ huynh cũng nên hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của con về vấn đề được nói đến. Nếu được đóng góp cho việc tạo ra các luật lệ trong gia đình, trẻ sẽ tin rằng luật lệ ấy là công bằng và ít có phản ứng chống đối. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng: “Những trẻ vị thành niên được phụ huynh sẵn sàng trò chuyện thẳng thắn thì có tính cách đáng mến và cư xử đúng mực hơn. Có nhiều khả năng là họ muốn được giống như cha mẹ mình hơn những trẻ có phụ huynh luôn khăng khăng rằng mình đúng”.
Với vai trò của mình, các bậc phụ huynh nên nhớ rằng mục tiêu của chúng ta trong việc nuôi dạy con không phải là giành chiến thắng trong một trận cãi vã mà là dạy cho con biết sống có trách nhiệm khi trưởng thành. Nguyên tắc ở đây là: “Nếu con đón nhận trách nhiệm, con có tự do. Nếu không thể, con vẫn chưa sẵn sàng để được tự do”. Khi hiểu được rằng hai khái niệm tự do và trách nhiệm luôn đi cùng với nhau, thì khi đó, trẻ đã học được một bài học lớn trong đời mình.