Im lặng và quyền lực

Một phần của tài liệu 5NGONNGUTINHYEU (Trang 97 - 98)

Khi phụ huynh khắt khe kiểm soát cuộc sống của con em họ và quyết định mọi việc thay trẻ thì trẻ sẽ cảm thấy bất lực, không thể hình thành được tính tự lập. Hiểu được điều đó, trẻ sẽ cho rằng im lặng là cách duy nhất để có được quyền ưu tiên trong mắt phụ huynh. Với sự im lặng, trẻ sẽ nắm được quyền kiểm soát, ít nhất là trong hiện tại.

Khi phụ huynh cảm thấy hoang mang và than thở với một người trưởng thành nào đó về việc con em mình không chịu trò chuyện, hay khi họ lớn tiếng với trẻ rằng: “Cha/ mẹ không thể giúp con nếu con không chịu nói có chuyện gì đang xảy ra” nghĩa là khi ấy, trẻ vị thành niên đã thắng thế. Đó chính là điều mà trẻ mong muốn: được sống ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ.

Do đó, các bậc cha mẹ có con hành xử theo kiểu im lặng cần phải đặt ra một câu hỏi rất khó trả lời: Liệu tôi có đang kiểm soát con mình quá khắt khe không? Liệu tôi có cho con đủ không gian tự do để suy nghĩ và tự đưa ra quyết định không? Liệu tôi có cho phép con được làm một trẻ vị thành niên hay tôi đang đối xử với nó như một đứa trẻ con? Với những bậc phụ huynh kiểm soát con mình quá gắt gao, bước tiếp cận vấn đề tốt nhất là truyền đạt cho con em họ thông điệp sau: “Cha/mẹ biết rằng đôi khi cha/ mẹ đã xen vào cuộc sống của con quá nhiều. Cha/mẹ biết giờ đây con đã là người sắp trưởng thành và có thể không muốn chia sẻ tất cả suy nghĩ và cảm xúc với cha/mẹ. Tất nhiên, việc ấy không có vấn đề gì cả. Nhưng khi con muốn nói chuyện, cha/mẹ muốn con biết rằng lúc nào cha/mẹ cũng ở đây và sẵn sàng lắng nghe con”. Tiếp theo, hãy cho con bạn thấy biểu hiện của tình yêu thương bằng cách tạo ra bầu không khí mà trong đó trẻ cảm nhận được một thái độ công nhận nào đó. Nếu các bậc phụ huynh duy trì được điều này, tôi chắc chắn rằng con em bạn sẽ bắt đầu cởi mở.

Một lý do khác khiến trẻ vị thành niên chọn cách im lặng khi chúng nổi giận là do chúng đã rút được kinh nghiệm từ những lần trước khi chia sẻ cơn giận ấy với phụ huynh. Khi các bậc phụ huynh bùng nổ trước điều đó, trẻ sẽ chọn cách im lặng. Lúc này, các bậc phụ huynh sẽ không thể khiến trẻ nói bất cứ điều gì. Đôi khi, những nỗ lực của họ sẽ phản tác dụng và sẽ đẩy trẻ sâu hơn vào cõi riêng của chúng. Điều mà các bậc phụ huynh này phải làm là thừa nhận những sai lầm trong quá khứ của mình. Đây là bước đầu tiên trong việc tạo ra bầu không khí tích cực để trẻ chia sẻ cơn giận dữ của mình.

Một phần của tài liệu 5NGONNGUTINHYEU (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)