Thời điểm để người làm cha mẹ học hỏ

Một phần của tài liệu 5NGONNGUTINHYEU (Trang 80 - 82)

Có nhiều bậc cha mẹ hỏi tôi rằng: “Nhưng tại sao tôi cũng làm như hồi xưa mà trẻ lại không hề phản ứng?”. Patsy tâm sự với tôi: “Trước đây, tôi đã biết ngôn ngữ yêu thương chính của Teddy là lời khen ngợi. Tôi thường nói những lời đó với nó nhưng gần đây, khi đã 14 tuổi, thằng bé lại nói với tôi: 'Mẹ, đừng có nói thế. Con không muốn nghe hoài những lời đó đâu’. Tôi cảm thấy rất hoang mang trước thái độ của thằng bé”.

nào!” - Tôi yêu cầu Patsy.

“Tôi thường nói với thằng bé những câu như: 'Con tuyệt nhất!', 'Mẹ rất tự hào về con!', 'Con thật thông minh!'…”

Vấn đề đã rõ: Lúc nào Patsy cũng nói những lời này trong khi hiếm trẻ vị thành niên nào lại muốn nghe mãi những lời mà mình đã nghe từ khi còn nhỏ. Bên cạnh đó, chúng đang muốn độc lập và không thích bị đối xử như trẻ con.

Lần đó, tôi đề nghị Patsy hãy bỏ tất cả những lời chị đã nói suốt những năm qua và nghĩ ra cách thể hiện tình thương bằng những lời nói mới mẻ và chín chắn hơn, chẳng hạn như: “Mẹ thật sự khâm phục lập trường cứng rắn của con trong việc giải quyết những vấn đề lớn!”, “Mẹ cám ơn con đã cắt cỏ chiều nay!”, “Mẹ tin con vì mẹ biết con sẽ tôn trọng quyền lợi của người khác”… Tôi còn đề nghị chị hãy bắt đầu gọi con là Ted thay vì Teddy. Patsy tỏ ra hết sức ngạc nhiên và nói với tôi: “Ông biết không, Teddy cũng nói với tôi như vậy. Nhưng thật khó để gọi thằng bé là Ted bởi tôi đã gọi nó là Teddy từ lúc nó mới sinh”. Những yêu cầu của tôi sẽ khiến Patsy phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng tôi tin chị sẽ làm được.

Roger cũng là một ví dụ điển hình cho việc các bậc cha mẹ cần học một cách nói mới theo nhu cầu của con. Anh kể cho tôi về phản ứng của con trai anh khi cậu bé bắt đầu lớn. “Từ lâu tôi đã biết ngôn ngữ yêu thương chính của Brad là hành động thể hiện sự quan tâm.” - Roger nói. “Khi còn nhỏ, thằng bé thường đem đồ chơi lại nhờ tôi sửa. Có lẽ khi đó, trong suy nghĩ của mình, thằng bé tin thứ gì tôi cũng làm được. Tôi nhìn thấy ánh mắt ngập tràn hạnh phúc của thằng bé khi nó cầm trên tay món đồ chơi đã được sửa hay tìm thấy lời giải cho những bài tập về nhà. Nhưng từ khi bắt đầu lớn, tôi để ý thấy thằng bé không còn nhờ tôi như trước nữa. Hôm bữa, khi thấy nó đang loay hoay với chiếc xe đạp, tôi đã đề nghị giúp và thằng bé đáp rằng: 'Cám ơn cha nhưng mà con tự làm được rồi’. Thằng bé cũng ít khi nhờ tôi giảng bài tập về nhà nữa. Tôi cảm thấy không còn thân thiết với con như trước và tôi đang lo lắng không biết liệu nó có còn cảm thấy gần gũi với tôi không.”

Nếu ngôn ngữ yêu thương chính của Brad là hành động thể hiện sự quan tâm thì có lẽ cậu đã không còn cảm nhận được tình thương của cha nhiều như khi còn bé. Cậu đã học được cách tự giải quyết vấn đề đồng thời nuôi dưỡng tính độc lập của cậu.

Điều Roger cần làm bây giờ là học cách hành động thể hiện sự quan tâm theo nhu cầu hiện tại của con. Tôi đề nghị anh nên tìm những điều Brad chưa

biết để dạy cho thằng bé, chẳng hạn như cách rửa xe, đóng giá sách… Tôi tin rằng thằng bé sẽ hào hứng đón nhận những bài học này. Khi đó, sự gắn bó và cảm giác gần gũi giữa hai cha con sẽ được củng cố đồng thời Brad sẽ cảm thấy an toàn trong tình thương của cha.

Tất nhiên, việc phải thay đổi và học hỏi những cách thức mới bao giờ cũng thật khó khăn bởi chúng ta vẫn thường sống theo thói quen. Nhưng nếu

Một phần của tài liệu 5NGONNGUTINHYEU (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)