Quà tặng và tính coi trọng vật chất

Một phần của tài liệu 5NGONNGUTINHYEU (Trang 70 - 71)

Các bậc phụ huynh thường hỏi tôi rằng: "Liệu việc tôi tặng quá nhiều quà cho con có khiến nó coi trọng vật chất, một tính cách rất thường thấy trong xã hội ngày nay không?".

Với vai trò của mình, các bậc cha mẹ đã đúng khi tự hỏi: "Có phải đây là thứ mình muốn dạy con?". Tuy vậy, bạn cũng cần hỏi rằng: "Đây có phải là thứ mình muốn trong chính cuộc sống của mình? Có phải cuộc sống còn nhiều thứ quan trọng hơn việc kiếm tiền và sắm sửa tiện nghi?".

Tôi tin rằng câu trả lời nằm ở 2 vấn đề sau: Một, học cách tận hưởng những điều bình thường và hai, học cách chia sẻ điều đó với những người khác. Cả mấy ngàn năm nay con người vẫn sống được mà không có những

"món đồ chơi" được làm ra từ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghiệp. Không có chúng, con người vẫn vui vẻ tận hưởng những điều bình dị của cuộc sống - ăn, ngủ, làm việc, thư giãn… Không những thế, họ biết chia sẻ cuộc sống bình dị của mình với những người khác.

Tính coi trọng vật chất trong xã hội xuất hiện từ khi con người nhận ra rằng, bằng nỗ lực của mình, họ có thể điều khiển cả vũ trụ. Tính coi trọng vật chất trở thành biểu hiện của sự tôn thờ chủ nghĩa cá nhân. Khi đó, mối quan hệ giữa người và người bị rạn nứt bởi sự vô cảm mà chúng ta dành cho nhau.

Nhiều người tin rằng việc coi trọng vật chất là một sự thay thế rẻ mạt cho những nguyên tắc cơ bản nhằm tận hưởng những điều bình dị trong cuộc sống và chia sẻ chúng với những người chung quanh. Và họ đã bắt đầu hành trình tìm lại những giá trị tinh thần mà vô tình mình đã đánh mất.

Dưới đây, tôi sẽ nêu ra hai khía cạnh mà cha mẹ cần lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ yêu thương là Quà tặng.

Tặng tiền

Một phần của tài liệu 5NGONNGUTINHYEU (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)