Tại sao các bậc phụ huynh phải tránh phản ứng tiêu cực với những cơn giận dữ?

Một phần của tài liệu 5NGONNGUTINHYEU (Trang 89 - 90)

với những cơn giận dữ?

Khi trẻ vị thành niên không sẵn sàng làm theo lời mình, các bậc cha mẹ thường phản ứng bằng cách ra những “mệnh lệnh” lạnh lùng và khó nghe như “Con có làm hay không thì bảo?”. Khi trẻ vị thành niên chọn cách trả lời: “Không!”, nghĩa là chúng đang mở màn một cuộc chiến với cha mẹ. Và trận chiến thường chỉ kết thúc khi cả cha mẹ và con cái đã ném vào nhau nhiều lời gây tổn thương. Sau đó, cả hai bên đều rời khỏi cuộc chiến với những vết thương lòng cùng cảm giác bị chối bỏ và không được thương yêu.

Trong 30 năm làm tư vấn hôn nhân gia đình, đã không ít lần tôi rơi nước mắt khi nghe trẻ vị thành niên kể về những lời cay nghiệt cùng những hành vi tàn nhẫn của cha mẹ chúng trong cơn giận dữ không kiểm soát được. Bi kịch hơn, nhiều trẻ vị thành niên sau khi trở thành cha mẹ đã có những hành vi bạo hành với con cái của chúng. Khuôn mẫu những cơn giận thường được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì thế, nhiệm vụ của chúng ta là phá vỡ khuôn mẫu đó. Với vai trò của mình, các bậc phụ huynh cần kìm nén cơn giận dữ và học cách kiểm soát nó một cách có trách nhiệm và tích cực. Sau khi bị bạo hành, trẻ vị thành niên sẽ không còn nhớ đến những hành động thể hiện sự quan tâm, lời khen ngợi, thời gian chia sẻ, quà tặng hay những cử chỉ

âu yếm mà mình đã nhận được. Tất cả những gì chúng nhớ chỉ còn là những lời mắng nhiếc và chỉ trích của cha mẹ. Chúng không còn cảm nhận được tình yêu thương mà chỉ còn cảm thấy đau đớn khi bị chối bỏ.

Những khuôn mẫu tiêu cực trong quá khứ có thể bị phá vỡ. Chúng ta không cần phải làm nô lệ suốt đời cho những cơn giận dữ của mình. Bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng có thể chuyển những khuôn mẫu phá hoại thành hành động yêu thương.

Một phần của tài liệu 5NGONNGUTINHYEU (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)