Hãy đưa ra những chỉ dẫn cần thiết cho trẻ

Một phần của tài liệu 5NGONNGUTINHYEU (Trang 140 - 142)

- Derek Chapman

7. Hãy đưa ra những chỉ dẫn cần thiết cho trẻ

Hãy mang đến cho con em bạn những lời hướng dẫn bổ ích. Tuy vậy, ở đây tôi không có ý khuyên bạn điều khiển hay can thiệp quá sâu vào cuộc sống của trẻ. Hướng dẫn có nghĩa là tìm cách giúp đỡ trẻ suy nghĩ về những tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống và cách đưa ra những quyết định khôn ngoan trước những sai lầm về mặt đạo đức của trẻ.

Các bậc phụ huynh hãy suy nghĩ một cách nghiêm túc về cảm xúc, suy nghĩ và mong muốn của trẻ. Việc trẻ đã có một thất bại không có nghĩa là các bậc phụ huynh phải thực hiện mọi quyết định thay cho cháu. Trẻ sẽ không thể trở thành một người trưởng thành có trách nhiệm nếu trẻ không được quyền tự do đưa ra những quyết định về cuộc sống của mình.

hỗ trợ để trẻ làm theo những suy nghĩ của bản thân chúng cho đến khi trẻ đưa ra được kết luận hợp lý cuối cùng. Chẳng hạn, hôm đó, con trai của Daniel và Micki đã nói: “Con sẽ chuyển đến California và bắt đầu một cuộc sống mới ở đấy”. Trong tình huống đó, Micki đã hỏi lại con trai: “Vậy con sẽ làm gì ở California?”. Sau khi con trai cô chia sẻ những dự định của nó, cô lại tiếp tục hỏi: “Con có nghĩ là mình sẽ gửi tiền để nuôi nấng đứa bé không?”. Và con trai cô đã trả lời: “Dĩ nhiên rồi! Con sẽ gánh lấy trách nhiệm của mình chứ”.

“Mẹ nghĩ con nên tìm hiểu trước về cuộc sống ở California để biết thêm về mức sống cũng như việc con phải cần bao nhiêu tiền để thuê một căn hộ ở đó” - Micki đề nghị. Với một số câu hỏi và gợi ý thiết thực, Micki đang giúp con trai suy nghĩ thấu đáo hơn về ý tưởng chuyển đến California của cậu. Việc đưa ra những hướng dẫn dạng này sẽ giúp các bậc phụ huynh tiếp tục duy trì những ảnh hưởng tích cực đến quyết định của con.

Tất nhiên, đây là việc làm rất khó khăn đối với nhiều bậc cha mẹ. Sẽ dễ hơn nếu bạn chỉ phải nói với con em mình những điều mình đang nghĩ cũng như đưa ra những phát biểu mang tính võ đoán về sự đúng đắn hay sai lầm trong ý tưởng của chúng. Thế nhưng, điều này sẽ không thể giúp trẻ phát triển kỹ năng đưa ra quyết định. Con bạn không cần những lời ra lệnh; chúng cần những lời hướng dẫn.

Nếu không thể thực hiện được bước tiếp cận này, bạn có thể viết ra những ý tưởng của mình theo cách bạn sẽ dùng khi diễn đạt trực tiếp. Sau đó, hãy xem lại và điều chỉnh để chúng không trở thành những lời răn dạy. Xét theo phương diện từ ngữ, sự khác biệt giữa hai cách diễn đạt này thường không đáng kể. Nhưng xét theo khía cạnh củng cố sự trưởng thành về nhân cách và trách nhiệm của trẻ thì chắc chắn lời hướng dẫn sẽ vượt xa lời răn dạy rất nhiều.

Nếu sau tất cả những cuộc đối thoại, bạn thấy con mình sắp sửa đưa ra một quyết định tiêu cực thì bạn vẫn nên tiếp tục hướng dẫn cháu theo cách đưa ra lời khuyên chứ không phải là mệnh lệnh.

Sau cùng, nếu con vẫn đưa ra một quyết định mà theo bạn là không thông minh, hãy để trẻ tự nhận lấy hậu quả từ quyết định ấy. Nếu hậu quả này tiêu cực và trẻ lại thất bại một lần nữa, bạn hãy lặp lại quá trình mà chúng ta đã thảo luận ở trên. Và hãy nhớ: Bạn không thể kiểm soát cuộc đời của trẻ được. Việc trở thành một bậc cha mẹ có trách nhiệm nghĩa là giúp trẻ rút ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích từ sai lầm của chúng.

Một phần của tài liệu 5NGONNGUTINHYEU (Trang 140 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)