Giúp trẻ đối diện với vấn đề ma túy và bia rượu

Một phần của tài liệu 5NGONNGUTINHYEU (Trang 142 - 143)

- Derek Chapman

Giúp trẻ đối diện với vấn đề ma túy và bia rượu

rượu

Việc lạm dụng chất kích thích và bia rượu đang trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện đại. Vì thế, trong mục này, tôi sẽ đưa ra những lời khuyên nhằm giúp các bậc phụ huynh biết cách đối phó với những thất bại ở khía cạnh này của trẻ vị thành niên. Đầu tiên là lời khuyên về việc phòng ngừa. Điều tốt nhất mà các bậc cha mẹ có thể làm trong những năm tháng vị thành niên của trẻ là tìm cách giúp trẻ tránh xa thuốc lá, rượu bia và ma túy.

Trong một “diễn đàn gia đình”, Jack và Sarah giải thích với cậu con trai mười ba tuổi của họ về những cám dỗ và áp lực mà cháu có thể sẽ phải đối mặt khi bị bạn bè lôi kéo vào việc hút thuốc, uống rượu và sử dụng chất kích thích. “Bây giờ con đang ở tuổi vị thành niên, cha mẹ tin rằng con đã đủ lớn để biết những kiến thức về vấn đề này. Vì thế, một trong những điều mà gia đình ta sẽ làm trong thời gian tới là tham dự một buổi nói chuyện ở bệnh viện địa phương về tác hại của thuốc lá”. Jack bổ sung: “Cha mẹ muốn con biết được bản chất của sự việc trước khi bạn bè con gây áp lực bắt con hút thuốc”.

Hầu hết các trẻ vị thành niên sẽ phản ứng tích cực trước tình huống này. Tôi tin rằng một khi đã tìm kiểu cặn kẽ, trẻ sẽ không hút thuốc. Việc cung cấp cho trẻ những thông tin về tác hại của rượu bia và chất kích thích sẽ giúp trẻ biết đưa ra những lựa chọn sáng suốt trước sự cám dỗ của bạn bè đồng trang lứa.

Sau khi đã cung cấp cho trẻ những thông tin nền tảng này, thỉnh thoảng bạn nên cho cháu đọc một số bài báo về an toàn giao thông hoặc đưa trẻ đến thăm và giúp đỡ những người là nạn nhân của các chất kích thích. Khi đó, bạn đã cung cấp cho con em mình cái nhìn toàn diện hơn về tác hại của việc sử dụng rượu bia và chất kích thích.

Dù vậy, nếu bạn phát hiện ra rằng đứa con vị thành niên của mình đã hút thuốc hoặc uống rượu bia thì thay vì tảng lờ với hy vọng điều này rồi sẽ qua đi hay lục lọi phòng riêng của trẻ để ném những điếu thuốc lá đi, bạn hãy nói chuyện trực tiếp với con và cho con biết rằng bạn mong muốn trẻ từ bỏ thói quen xấu đó.

Trong trường hợp con bạn từ chối yêu cầu này, bạn có thể thực hiện hai điều sau đây. Trước hết, hãy đề ra quy định trẻ không được phép hút thuốc trong nhà và thẳng thắn nói cho trẻ biết những nguy hiểm mà khói thuốc lá có thể gây ra đối với sức khỏe của các thành viên khác trong gia đình. Thứ

hai, hãy hạn chế những quyền hạn cũng như lợi ích của trẻ để khuyến khích cháu tham gia lớp cai nghiện chất kích thích. Một lần nữa, bạn không ép buộc cháu phải làm bất cứ điều gì, chỉ đơn giản là bạn đang thể hiện cho trẻ thấy rằng tự do và nghĩa vụ luôn đi cùng với nhau. Trẻ sẽ không được hưởng những đặc quyền đặc lợi nào đó cho đến khi trẻ đồng ý tham dự lớp học.

Việc lạm dụng chất kích thích không chỉ tác động xấu và hủy hoại cuộc đời của người lạm dụng chúng mà còn có thể làm hại đến cuộc sống của những người xung quanh. Nếu con em bạn là một người nghiện, bạn cần có sự giúp đỡ của chuyên gia trong lĩnh vực này. Hãy tìm một người cố vấn để giúp bạn đưa ra những quyết định thông minh trong tình huống này.

Một phần của tài liệu 5NGONNGUTINHYEU (Trang 142 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)