Bạo hành thể chất và những cơn giận dữ

Một phần của tài liệu 5NGONNGUTINHYEU (Trang 42 - 43)

Bạo hành không những gây ra tổn hại về mặt thể chất mà còn để lại những ảnh hưởng tiêu cực trầm trọng cho tinh thần của trẻ. Thông thường, những hành động bạo hành này bắt nguồn từ sự giận dữ. Một điều thường thấy là nhiều phụ huynh không biết cách xử lý cơn giận của mình theo hướng tích cực. Và bạo lực tất yếu sẽ xảy đến khi họ không biết cách kiềm chế bản thân trước những sai phạm của con. Khi việc này xảy ra, ta có thể đoán chắc rằng chẳng những tình cảm của trẻ bị khô cạn mà sẽ còn gây nên những lỗ hổng trong tâm hồn trẻ. Nó sẽ khiến trẻ hoài nghi về mức độ chân thật trong những lời ngợi khen và sự âu yếm mà bạn đã thể hiện trước đó. Trái tim của trẻ vị thành niên không dễ hồi phục sau những lần bạo hành như vậy.

Nếu muốn con cái cảm nhận được tình cảm của mình sau những phút giận dữ, các bậc phụ huynh không những phải xin lỗi một cách chân thành mà còn phải thay đổi cách hành xử cũng như kiềm chế bản thân. Việc này có thể học qua sách vở, tham gia các nhóm hỗ trợ hoặc nhờ đến các chuyên gia tư vấn.

Vì thế, các bậc phụ huynh phải chủ động thay đổi sự bùng phát này. Nỗi đau tinh thần của con trẻ cũng không giảm dần nếu chỉ nhờ vào thời gian. Nếu các bậc cha mẹ không xin lỗi con một cách chân thành và thay đổi cách hành xử của mình thì gần như trẻ sẽ tiếp tục có cảm giác bị ghẻ lạnh. Một điều đáng chú ý nữa là khi trẻ bị bạo hành bởi cha hoặc mẹ, chúng sẽ có xu hướng nghĩ rằng người còn lại cũng không yêu mình. Trẻ sẽ cho rằng: “Nếu họ thương mình thì chắc sẽ không để hành vi ngược đãi này tiếp tục. Họ sẽ bảo vệ mình”. Vì thế, nếu gia đình bạn đang diễn ra những cảnh bạo hành thì bạn hãy tìm mọi cách để bảo vệ bản thân và con cái của mình.

Một phần của tài liệu 5NGONNGUTINHYEU (Trang 42 - 43)