Một số bậc cha mẹ cảm thấy bị đánh giá thấp khi phải “dò ý” hay “xin phép” trước khi thể hiện quan điểm với con. “Tại sao tôi lại phải xin phép con mình để được nói chuyện với nó?”- Một người cha đã hỏi tôi như vậy. Nhưng vấn đề không phải là việc bạn cảm thấy như thế nào khi đưa ra lời đề nghị trên mà chính là việc bạn có muốn con mình lắng nghe hay không, có muốn tạo không khí thông cảm cho cuộc đối thoại hay không? Bạn có quyền tự do thuyết giáo mà không cần xin phép, nhưng con bạn cũng có quyền
“không lắng nghe cha mẹ nói” nếu chúng muốn thế. Lời đề nghị của bạn sẽ mang đến cho trẻ cảm giác được đối xử như một người trưởng thành.
Dù thế nào thì bạn vẫn là người có tiếng nói quyết định trong việc có tài trợ cho chuyến đi biển của con hoặc thậm chí là có cho nó đi biển hay không. Đây không phải là chuyện quyền hạn của bạn mà là vấn đề về mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái. Bạn có thể quản thúc và áp đặt suy nghĩ của mình lên các con, nhưng chắc chắn việc làm đó sẽ càng khiến mối quan hệ giữa bạn và con trở nên tồi tệ hơn mà thôi.
Hiển nhiên là những cuộc đối thoại chất lượng như thế này sẽ tốn khá nhiều thời gian, có khi kéo dài gấp đôi cuộc trò chuyện bình thường. Thế nhưng, lợi ích mà bạn thu được từ đó thường rất to lớn. Con bạn sẽ biết cách cư xử hơn một khi chúng thấy mình được tôn trọng, thấu hiểu và yêu thương.