Ngôn ngữ yêu thương thứ 4: SỰ TẬN TỤY

Một phần của tài liệu 5NGONNGUTINHYEU (Trang 59)

SỰ TẬN TỤY

Tôi nghĩ điều khiến tôi cảm thấy mình được yêu thương nhiều nhất đó chính là việc cha mẹ luôn cố gắng hết sức để giúp tôi trong mọi việc”. Mark, 24 tuổi, đang chuẩn bị lập gia đình tâm sự với tôi về những năm tháng tuổi vị thành niên của mình. Anh cho biết: “Tôi nhớ mẹ thường nấu cho cả nhà những bữa ăn rất ngon dù mẹ cũng phải đi làm ở ngoài. Trong khi đó, cha thường dạy tôi cách sửa chữa những cái máy cũ mà chúng tôi mua trước đó. Cha mẹ giúp tôi rất nhiều việc, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ”.

Mark vẫn còn nhớ rất rõ những ký ức về cha mẹ: “Giờ thì tôi mới nhận thức được ý nghĩa của những điều cha mẹ đã làm cho mình. Nhưng dù thế nào chăng nữa thì tôi vẫn rất biết ơn những gì cha mẹ đã làm cho tôi. Tôi hy vọng mình cũng có thể làm như thế cho con của mình sau này”.

Hình ảnh của cha mẹ Mark qua lời kể của anh chính là hình ảnh của những bậc cha mẹ sử dụng ngôn ngữ yêu thương là sự tận tụy dành cho con.

Làm cha làm mẹ là một bổn phận đòi hỏi sự tận tâm. Ngày bạn quyết định có con cũng là ngày bạn cam kết cả đời sẽ tận tụy vì con. Khi con còn nhỏ, những việc bạn phải làm cho con là rất nhiều, từ thay tã, cho ăn, giặt quần áo, sửa đồ chơi đến tắm rửa, gội đầu, chải tóc... Tuy vậy, đừng nói với con về danh sách này mà hãy đọc to chúng lên trong phòng ngủ của bạn, nhất là khi cảm thấy bạn chưa hoàn thành vai trò của mình. Rồi khi con bắt đầu bước vào giai đoạn tuổi vị thành niên, bạn sẽ phải học thêm một vài phương ngữ mới nếu muốn sử dụng hiệu quả ngôn ngữ yêu thương bằng Sự tận tụy.

Bạn không còn phải thay tã cho con nữa nhưng thay vào đó là vô số nút áo cần đơm, váy cần may, những bữa ăn cần nấu, những chiếc lốp xe cần thay, xe cần sửa, quần áo cần giặt ủi, đồng phục cần tẩy, làm tài xế cho con...

Một phần của tài liệu 5NGONNGUTINHYEU (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)