Cơn giận dữ của con bạn: Â mỉ hay bùng phát?

Một phần của tài liệu 5NGONNGUTINHYEU (Trang 93 - 95)

Điều đầu tiên và cũng là điều cơ bản nhất chính là việc cha mẹ cần phải bắt đầu từ vị trí của con. Khi con cái của bạn bắt đầu lớn, nó đã có khả năng phản ứng với những cơn giận dữ. Một bà mẹ đã nói với tôi: “Thưa Tiến sĩ Chapman! Làm sao ông có thể khiến bọn trẻ chịu nói về những cơn giận dữ của chúng được? Khi đứa con gái 15 tuổi của tôi giận, nó im lặng cho dù tôi có gặng hỏi như thế nào chăng nữa. Tôi không biết làm thế nào để giúp đỡ nó nếu nó không chịu nói tiếng nào”. Một người mẹ khác lại cho biết: “Vấn đề của tôi thì lại ngược lại. Khi tức giận, con gái tôi la hét ầm ĩ, nhiều lúc còn chạy nhảy, đập phá nữa”. Hai bà mẹ này đã chứng kiến hai kiểu cơ bản của cơn giận dữ: âm ỉ hoặc bùng phát.

Tôi dùng từ âm ỉ cho cơn giận ở những đứa trẻ chỉ giữ cảm xúc giận dữ trong lòng, và sự giận dữ thầm lặng đó sẽ dần ăn mòn tâm hồn trẻ. Trẻ vị thành niên sẽ tức giận khi bị người nào đó cho là mình đã làm sai. Cảm giác

“bị cho là sai” này nếu không được thể hiện ra sẽ trở thành cảm giác chán ghét, cô đơn và suy nhược. Những cơn giận dữ âm ỉ có thể dẫn đến những hành vi hung hãn thụ động. Những trẻ bên ngoài thụ động, từ chối không chịu đối diện với cơn giận dữ, sẽ thể hiện cảm giác căm ghét của mình qua những hành động gây tổn thương người đã khiến chúng giận. Sau một thời gian dài, những cơn giận dữ bị giữ kín trong lòng này sẽ bùng phát thành hành vi bạo lực.

Ngược lại, rất nhiều trẻ lại có xu hướng bùng phát khi giận dữ. Khi cha mẹ nói hay làm điều gì đó mà trẻ cho là sai thì chúng sẽ phản ứng bằng cách la lối, cãi nhau với cha mẹ hoặc đập phá những vật dụng xung quanh. Nếu hành vi này không được sửa, trong tương lai, trẻ sẽ trở thành người vợ/chồng, cha/mẹ bạo hành.

Không phải trẻ nào cũng rơi vào hai trạng thái trên nhưng thông thường, chúng sẽ thiên về một trong hai loại. Ít có đứa trẻ nào học được cách kiểm soát cơn giận theo hướng tích cực như chúng ta đã bàn ở trên. Đối với một số bậc phụ huynh, việc dạy con biết cách kiềm chế cơn giận là một nhiệm vụ rất khó khăn. Bước đầu tiên, bạn phải xác định được xu hướng giận dữ của con mình. Hãy quan sát con bạn mỗi khi chúng giận dữ và xem nó phản ứng thế nào với bạn và những người khác. Sau hai tháng quan sát, bạn sẽ biết con mình đang ở mức độ nào trong quá trình kiểm soát cơn giận tích cực.

Đây là bước đầu tiên để cha mẹ có thể thay đổi con mình theo hướng tích cực hơn. Ba bước tiếp theo trong chương sau sẽ hỗ trợ bạn trong việc tìm ra cách thích hợp để giúp con em mình kiểm soát cơn giận dữ.

Chương 10

Một phần của tài liệu 5NGONNGUTINHYEU (Trang 93 - 95)