Phân tích cơn giận dữ và nhìn nhận lại ý kiến của mình

Một phần của tài liệu 5NGONNGUTINHYEU (Trang 91 - 92)

“Ông còn nhớ ý tưởng đếm đến 100 trước khi nói ra điều gì đó không? Tôi đã thực hiện theo lời khuyên của ông. Khi sắp nổi giận, tôi vừa đếm vừa đi tới đi lui. Việc làm này có vẻ kỳ cục nhưng đó là một trong những điều sáng suốt nhất mà tôi từng làm. Việc đi lại và đếm đã khiến tôi bình tĩnh và có cái nhìn tích cực hơn trước những cơn giận dữ”.

Rueul đã tìm thấy phương pháp để thay đổi cách ứng xử của mình trước những cơn giận dữ. Nhiều người cũng sử dụng cách này để đối phó với những cơn giận của mình. Brenda kể với tôi: “Hai vợ chồng tôi đã thỏa thuận rằng khi nào nổi giận, một trong hai người sẽ xin một khoản thời gian 'tạm dừng' và bước ra khỏi phòng. Chúng tôi đã thỏa thuận sẽ quay trở lại bàn bạc vấn đề sau 5 tiếng. Nếu tiếp tục nổi giận, chúng tôi lại 'tạm nghỉ' lần hai. Chúng tôi đều đồng ý rằng thà tạm nghỉ còn hơn là nói những lời khó nghe với nhau”.

Rõ ràng, họ đã tìm được phương pháp thay thế hành vi phá hoại bằng một hoạt động khác để trở nên bình tĩnh hơn.

3. Phân tích cơn giận dữ và nhìn nhận lại ý kiến củamình mình

Bước thứ ba đó là phân tích cơn giận dữ và nhìn nhận lại ý kiến của bạn. Dù có thể bạn vẫn còn giận dữ khi đã đếm đến 100, thậm chí 500, nhưng bạn đã đủ bình tĩnh để đặt ra những câu hỏi về cơn giận của mình. Tại sao mình lại giận dữ? Đối phương đã làm sai chuyện gì? Liệu mình có đánh giá thái độ của họ mà không có bằng chứng? Mình có hiểu được động cơ của họ? Mình có yêu cầu quá cao so mới mức độ chín chắn của con? (Đôi lúc, các bậc cha mẹ nổi giận chỉ vì đứa con mới lớn của họ hành xử như một đứa trẻ vị thành niên bình thường).

Một khi đã có thời gian nghĩ lại vấn đề, bạn có thể đưa ra quyết định cần thiết xem đâu là hành động mang tính xây dựng trong hoàn cảnh ấy. Bạn có hai sự lựa chọn để đưa ra phản ứng tích cực đối với cơn giận: Một là thoát khỏi cơn giận, và hai là thừa nhận đó là vấn đề của bạn chứ không phải của con. Vấn đề của bạn có thể là do một trong những điều sau: “Sáng nay mình có tâm trạng không tốt”, “Mình đang bị stress”, “Tối qua mình ngủ không đủ”, “Mình thiếu kiên nhẫn”...

Cho dù có là lý do gì chăng nữa thì bạn cũng phải nhận ra vấn đề nằm ở bản thân minh và cố gắng thoát khỏi nó.

Tuy nhiên, cũng có thể cơn giận dữ của bạn là đúng. Những thành viên trong gia đình bạn đã sai. Bạn có “quyền” được nổi giận. Bạn đã đếm đến 500, đã ra ngoài tản bộ, đã phân tích cơn giận của mình, và cuối cùng bạn biết mình cần phải bàn bạc lại vấn đề này với người thân. Người ta đã làm sai, bạn đã bị tổn thương và vấn đề cần được giải quyết. Tuy nhiên, trước khi đề cập đến vấn đề với con, bạn nên suy nghĩ kỹ xem cần bắt đầu như thế nào.

Một phần của tài liệu 5NGONNGUTINHYEU (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)