Thất bại trong việc đáp ứng những mong đợi của cha mẹ

Một phần của tài liệu 5NGONNGUTINHYEU (Trang 134 - 135)

- Derek Chapman

Thất bại trong việc đáp ứng những mong đợi của cha mẹ

những lựa chọn sai lầm của trẻ. Sự thật là chúng ta không thể bắt trẻ không được phạm sai lầm. Những nỗ lực cao nhất của chúng ta trong việc yêu thương và dạy bảo trẻ cũng không thể bảo đảm rằng trẻ sẽ sống đúng như ta mong đợi. Trẻ vị thành niên cũng chỉ là con người, và con người thì luôn được quyền tự do lựa chọn, dù tốt hay xấu. Khi trẻ vị thành niên đưa ra sự lựa chọn sai lầm thì các bậc cha mẹ chính là người phải hứng chịu hậu quả. Đây là bản chất của việc nuôi dạy trẻ. Khi trẻ vấp ngã, làn sóng hậu quả sẽ lan đến mọi thành viên trong gia đình và không ai cảm nhận được sự tổn thương này sâu sắc hơn cha mẹ của trẻ.

Không phải tất cả những sai lầm của trẻ đều nghiêm trọng như nhau. Cũng như những cơn địa chấn, có những cơn rung nhẹ và những cơn rất mạnh. Chẳng hạn, Alex đã liên tiếp ném trượt ba quả ném phạt - mà chỉ cần ném vào một quả cũng sẽ mang lại chiến thắng cho đội bóng của cậu - trước sự chúng kiến của gia đình và bạn bè. Alex đã thất bại, nhưng thất bại của cậu chỉ là một cơn chấn động nhẹ so với cú vấp ngã của con trai của Daniel và Micki.

Những dạng thất bại của trẻ

Thất bại trong việc đáp ứng những mong đợi của chamẹ mẹ

Không chỉ có những mức độ thất bại khác nhau mà còn có những dạng thất bại khác nhau. Trường hợp của Alex là sự thất bại trong việc thể hiện đúng năng lực hoặc không đáp ứng được sự trông đợi của cha mẹ cậu bé. Những kiểu thất bại như thế này thường xảy ra trong học tập, thể thao, nghệ thuật… Nó xảy ra khi các bậc cha mẹ hoặc trẻ vị thành niên đã đề ra những mục tiêu không thực tế. Các bậc phụ huynh phải hiểu rằng không phải người dự thi nào cũng đoạt được huy chương vàng. Nếu cứ đòi hỏi sự hoàn hảo, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hài lòng với con em mình. Những mục tiêu về năng lực, nếu không đạt được, sẽ dễ tạo ra sự nản lòng.

Trong những sự kiện tranh tài, các bậc phụ huynh cần phải có một cách nhìn nhận khác về kết quả mà con em mình đạt được. Đứng ở vị trí thứ nhì

trong một giải đấu không phải là một thất bại. Nếu giải đấu đó có ba mươi đội, thì điều đó có nghĩa là đội của con bạn đã giỏi hơn đến hai mươi tám đội khác. Về cuối cùng trong một cuộc thi chạy có nghĩa là trẻ đã chạy nhanh hơn hàng ngàn người không tham gia vào cuộc đua. Đó là một lý do để ăn mừng, chứ không phải để than vãn về “sự thể hiện kém cỏi” của trẻ.

Dĩ nhiên, ai chẳng muốn giành chiến thắng khi tham gia thi đấu, bất kể cuộc thi đó là gì đi nữa. Thế nhưng, dù cuộc thi chỉ có một người thắng cuộc thì điều đó cũng không có nghĩa là mọi người khác đều là kẻ thua cuộc. Trong thời đại cạnh tranh ngày nay, trẻ vị thành niên thường cảm thấy mình thất bại bởi những người lớn có ý định tốt, đôi khi là bởi chính cha mẹ của trẻ.

Một lý do khác khiến trẻ vị thành niên thất bại trong việc thể hiện bản thân là do trẻ bị buộc phải tham dự những lĩnh vực mà trẻ không yêu thích, không có năng khiếu hoặc không có nhiều kinh nghiệm. Khi cha mẹ thích bóng đá, rất có thể họ sẽ buộc con cái mình tham gia thi đấu trong khi trẻ chỉ muốn được chơi trong một ban nhạc. Trẻ có thể đã trở thành một tay thổi kèn trumpet cự phách, nhưng cuối cùng chỉ là một “cầu thủ dự bị” và luôn có cảm giác thất bại trong thế giới thể thao. Việc đẩy trẻ vị thành niên đến những lĩnh vực mà trẻ không quan tâm cũng đồng nghĩa với việc đẩy trẻ đến thất bại.

Tôi từng biết một người cha luôn yêu cầu con trai mình trở thành một bác sĩ y khoa. Kết quả là sau những tháng ngày vật lộn với các môn học không yêu thích trong trường đại học và hai cơn suy sụp về mặt tâm lý, con trai ông cũng tốt nghiệp được trường y. Sau khi tốt nghiệp, cậu trình tấm bằng bác sĩ y khoa cho cha xem nhưng nhất quyết không chịu theo nghề này. Điều cuối cùng mà tôi được biết là chàng trai đó đang làm ở tiệm bán thức ăn nhanh McDonald’s và suy nghĩ về con đường mình sẽ đi trong tương lai.

Tất nhiên, các bậc cha mẹ có thể bộc lộ sự quan tâm của mình đối với con cái nhưng không được can thiệp, thúc ép trẻ phải làm theo mong muốn của bản thân khi mà những mong muốn ấy không phù hợp với mối quan tâm cũng như khả năng của trẻ.

Một phần của tài liệu 5NGONNGUTINHYEU (Trang 134 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)