Cấu trúc của tập thể sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 27 - 29)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Cấu trúc của tập thể sư phạm

TTSP trường TH là một tổ chức xã hội bao gồm những nhóm người

thức khác nhau (giảng dạy theo khối lớp, quản lý, lãnh đạo và hỗ trợ). Các nhóm này họp thành một TTSP. Trong bất kỳ tổ chức xã hội nào cũng như trong TTSP đều tồn tại hai loại cấu trúc: cấu trúc chính thức và cấu trúc không chính thức.

1.3.3.1. Cấu trúc chính thức

Các nhóm chính thức là hệ thống tổ chức chính thức được xã hội, nhà nước và các thành viên trong tập thể công nhận thông qua các văn bản mang tính pháp quy. Những nhóm người được liên kết bằng một loại nhiệm vụ, một mục tiêu chung của nhà trường như các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn, tổ văn phòng, Hội đồng thi đua khen thưởng - kỷ luật, ban tư vấn, hội cha mẹ học sinh, Ban thanh tra nhân dân,... Sự gắn bó và liên kết chung của các nhóm này là công việc và kỷ luật hành chính, có sự phân công chặt chẽ về trách nhiệm và quy định rõ ràng về quyền hạn.

Trong tập thể khi người lãnh đạo phân công nhiệm vụ, chức năng của từng thành viên rõ ràng đó là cơ sở để phát triển các mối quan hệ lành mạnh trong tập thể, là tiền đề xây dựng bầu không khí thân thiện, tích cực, góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân. Chính vì vậy, cơ cấu chính thức là điều kiện quan trọng để tổ chức và điều hành các hoạt động của tập thể, biểu thị các mối quan hệ về công việc của người lãnh đạo.

1.3.3.2. Cấu trúc không chính thức

Là hệ thống các nhóm được hình thành bằng con đường không chính thức trong tập thể. Nhóm được hình thành một cách tự nhiên bởi các thành viên có cùng sở thích, mối quan tâm, quan điểm sống, có cùng chung lợi ích,...(như nhóm GV dạy giỏi, nhóm thể dục - thể thao, nhóm văn nghệ...), cấu trúc không chính thức được hình thành thông qua quan hệ giao tiếp trực tiếp giữa cá nhân trong TTSP, trong quá trình làm việc, do gần nhau về quan niệm sống, về sở thích cá nhân, tính cách...

Có thể chia cơ cấu không chính thức thành ba nhóm:

- Cơ cấu không chính thức dạng mở: Là nhóm tích cực giúp đỡ nhau trong công tác, học tập, tham dự vào hoạt động phong trào đa dạng, phong phú, có ảnh hưởng tốt tới các hoạt động chung của tập thể, có mục đích phù hợp với lợi ích tập thể.

- Cơ cấu không chính thức dạng khép kín: Là những nhóm có mục tiêu hoạt động mang tính tiêu cực, mờ ám như nói xấu cán bộ lãnh đạo, gây rối, bất mãn, gây mất đoàn kết,...Uy tín của người đứng đầu trong nhóm không chính thức thường tạo ra chỗ dựa chuyên môn, tinh thần. Việc ngăn ngừa những ảnh hưởng không có lợi từ các nhóm không chính thức dạng này là nhiệm vụ cần thiết và không dễ dàng của nhà quản lý.

- Cơ cấu không chính thức dạng trung gian: Được hình thành do tình cảm riêng tư, cùng sở thích,…dạng này có thể biến đổi thành nhóm mở hoặc nhóm kín.

Mỗi loại nhóm không chính thức đều có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sức mạnh của tập thể trong sự phối hợp thực hiện những quyết định, kế hoạch, mệnh lệnh quản lý. Có thể là những ảnh hưởng tích cực nhưng có thể là ảnh hường tiêu cực cản trở sự phát triển của tập thể. Cơ cấu không chính thức xuất hiện một cách tự nhiên, khách quan, không phụ thuộc ý muốn chủ quan của người quản lý. Nhu cầu kết bạn, lập nhóm là nhu cầu không thể thiếu của con người, nó luôn biển đổi một cách linh hoạt, không rõ rệt, hoặc rất khó phát hiện. Do đó nhà quản lý cần có khả năng quan sát, nắm bắt, xử lý thông tin tốt, để hiểu rõ tập thể và quản lý hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)