8. Cấu trúc luận văn
1.5. Hiệu trưởng trường TH với việc quản lý xây dựng tập thể sư phạm
1.5.1. Chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường TH
a. Chức năng Hiệu trưởng của trường TH
Hiệu trưởng trường TH là một nhà lãnh đạo đồng thời là nhà quản lý nhà trường thực hiện việc: Xây dựng kế hoạch cho mọi hoạt động của tập thể sư phạm. Thiết lập cơ cấu tổ chức của nhà trường, tổ chức thực hiện và điều hành mọi hoạt động của tập thể sư phạm. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá mọi hoạt động của tập thể; quyết định khen thưởng, đề bạt, kỷ luật đối với các cá nhân và tập thể.
b. Nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường TH
Theo điều lệ trường TH, ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT- BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. (Có hiệu lực ngày 15 tháng 2 năm 2011).
Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng là:
- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;
- Phân công, quản lí, đánh giá xêp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
- Quản lý hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường;
- Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;;
- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;
- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;
- Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối vưới cộng đồng.
Như vậy, hiệu trưởng là người đứng đầu nhà trường, người chịu trách nhiệm chính về kết quả giáo dục ở trường mình quảm lý. Tuy có các Phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn giúp việc nhưng hiệu trưởng phải thường xuyên nắm vững và xử lý các thông tin, đảm bảo luôn có những quyết định đúng đắn, nhanh chóng, kịp thời.
Nhiệm vụ của người hiệu trưởng do các tổ chức cấp trên giao cho hoặc do chủ thể quản lý tự tiến hành thiết lập ra khi họ dựa vào kế hoạch quản lý đã xây dựng trước nhằm giải quyết một số vấn đề nào đó do thực tiễn đặt ra.
Để bảo đảm hiệu quả, chất lượng công việc, người hiệu trưởng không những phải xác định rõ trách nhiệm của mình mà còn phải biết phân công trách nhiệm, biết giao công việc cho người khác.