Xây dựng hệ thống các chuẩn mực, giá trị cốt lõi của tập thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 37 - 40)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.4. Xây dựng hệ thống các chuẩn mực, giá trị cốt lõi của tập thể

a. Hệ thống các chuẩn mực

Chuẩn mực của một tổ chức hay tập thể là một hệ thống các quy định mà mọi thành viên của nó đều phải thi hành và phấn đấu thực hiện.

Một tập thể là một xã hội thu nhỏ với những cơ cấu, chuẩn mực qui tắc hoạt động, những giá trị do con người tạo ra. Hệ thống chuẩn mực của tổ chức liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần cùa một tổ chức. Nó biểu hiện thông qua tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, phong cách lãnh đạo; quản lý... cho đến bầu không khí tâm lý, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử được xem là tốt đẹp và được mọi người trong tổ chức chấp nhận. Như vậy, hệ thống chuẩn mực của tổ chức quy định hành vi của mọi thành viên trong tổ chức, đồng thời đem lại cho tổ chức một bản sắc riêng.

Tổ chức của hệ thống chuẩn mực đó là biểu hiện bên ngoài gồm những thứ có thể nhìn thấy, nghe thấy, quan sát được như là: cách ăn mặc, trang phục của các thành viên, cách bài trí văn phòng, các lễ hội của tổ chức, nghi thức tập thể, các hình thức sử dụng ngôn ngữ, khẩu hiệu, xưng hô,....Ngoài ra còn phải chú ý đến phần ngầm định bên trong bao gồm: các giá trị thể hiện, các ngầm định nền tảng như niềm tin, niềm tự hào, những suy nghĩ và trạng thái cảm xúc ăn sâu vào tiềm thức mỗi cá nhân. Những ngầm định này xem như những qui định có tính đương nhiên và tạo nên một sợi dây vô hình kết nối các thành viên trong tập thể và làm nền tảng cho các suy nghĩ, hành động của các thành viên trong tập thể.

Chuẩn mực có vai trò hình thành một hệ thống ứng xử thống nhất của các thành viên trong tập thể. Chuẩn mực là cơ sở để các cá nhân tự đánh giá về nhận thức và các hành vi ứng xử của mình.

Đối với bất cứ một tập thể sư phạm nào, nếu các chuẩn mực được thực hiện một cách nghiêm túc, tức là những người lãnh đạo biết tổ chức duy trì và thường xuyên kiểm tra thực hiện chuẩn mực tập thể thì tính thống nhất trong nhận thức và hành động của tổ chức và tính tổ chức biểu hiện càng rõ.

b. Giá trị của tập thể

các giá trị nhân văn, tình yêu thương giữa con người trong tập thể. Có tập thể lại đề cao tính cộng đồng, trách nhiệm và sự sáng tạo trong công việc. Có tập thể đề cao các giá trị như sự trung thực, tính thực chất hay khả năng, năng lực. Có tổ chức lại đề cao giá trị lợi nhuận.... Giá trị là cái có ý nghĩa đối với xã hội nói chung và đối với một nhóm xã hội, một cá nhân nói riêng. Khi được nhận thức, đánh giá, lựa chọn thi giá trị trở nên một trong những động lực thúc đẩy con người theo một xu hướng nhất định. Nói đến giá trị cuả một tập thể là nói đến giá trị riêng, bản sắc riêng trên nền tảng những giá trị chung.

Giá trị trong tổ chức, tập thể được phân chia làm hai loại. Loại thứ nhất, là các giá trị mà tập thể hình thành và vun đắp trong quá trình xây dựng và trưởng thành. Loại thứ hai là những giá trị mới mà nhà quản lý và các thành viên mong muốn tập thể có được và từng bước tạo lập nhằm đem đến sự phát triển mới cho tập thể phù hợp yêu cầu của xã hội. Định hướng giá trị cho các thành viên là công tác quan trọng để xây dựng giá trị của tập thể.

Định hướng giá trị được hiểu theo mỗi cá nhân hay cộng đồng nào đó tự định hướng giá trị cho mình, có nghĩa là lựa chọn cho mình một giá trị hoặc hệ thống giá trị nhất định. Mỗi cá nhân hay cộng đồng định hướng giá trị cho một người hay một tập thể nào đó có nghĩa là giáo dục giá trị.

Trong một tập thể, định hướng giá trị được chọn lựa và gìn giữ, phát huy bởi các thành viên, nhưng người lãnh đạo luôn đóng một vai trò quan ưọng. Theo tác giả Trần Kiểm: "Trong một tổ chức, người lãnh đạo phải là tâm điểm thống nhất giá trị. Người lãnh đạo phải nắm chắc giá trị chung của tổ chức, đồng thời hiểu các giá trị của các thành viên trong tổ chức và làm chúng thống nhất với giá trị chung. Phẩm chất này đòi hòi người lãnh đạo phải biết hóa giải, tháo gỡ những xung đột không thống nhất về giá trị của các thành viên với giá trị của tổ chức”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)