Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 115 - 119)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1.Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

S T T

Biện pháp tượng Đối TÍNH CẤP THIẾTR (%) X TÍNH KHẢ THI (%) X

CT CT ICT K CT RKT KT IKT K KT 1 Nâng cao nhận thức về sự cần thiết việc xây dựng tập thể sư phạm cho đội ngũ CBQL, GV-NV trong trường TH CBQL 73.5 26.5 0 0 3.7 67.6 28.1 4.3 0 3.7 GVNV 60.4 35.4 4.2 0 3.6 53.1 38.5 7.4 0 3.5 2

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của TTSP CBQL 76.0 24.0 0 0 3.8 76.4 17.7 5.9 0 3.8 GVNV 63.0 32.2 4.8 0 3.6 55.7 34.8 9.5 0 3.5 3 Xây dựng bầu không khí tâm lí tích cực, tạo dư luận lành mạnh CBQL 67.6 32.4 0 0 3.7 73.5 23.5 3.0 0 3.7 GVNV 64.5 31.7 3.8 0 3.6 53.6 36.4 10.0 0 3.4 4

Tăng cường công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực CBQL 67.6 32.4 0 0 3.7 41.2 44.1 14.7 0 3.3 GVNV 64.0 31.0 5.0 0 3.6 56.2 30.0 13.8 0 3.4

CMNV cho TTSP 5 Nâng cao ý thức trách, trách nhiệm và thái độ tich cực của CB, GV, NV CBQL 55.9 38.2 5.9 0 3.5 41.2 44.1 14.7 0 3.3 GVNV 49.4 45.3 5.3 0 3.5 55.7 32.2 12.1 0 3.4 6 Xây dựng hệ thống chuẩn mực, giá trị cốt lỗi và kế hoạch chiến lược của nhà trường. CBQL 61.7 29.4 8.9 0 3.6 44.1 35.3 20.6 0 3.2 GVNV 62.5 32.3 5.2 0 3.6 54.1 34.8 11.1 0 3.4 7 Tăng cường đàm bảo điều kiện hoạt động cho tập thể sư phạm CBQL 75.5 23.6 2.9 0 3.7 73.5 14.7 11.8 0 3.6 GVNV 56.2 39.0 4.8 0 3.5 54.6 35.4 10.0 0 3.5 8 Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức và lực lượng trong công tác xây dựng tập thể sư phạm. CBQL 73.5 26.5 0 0 3.7 61.8 29.4 8.5 0 3.6 GVNV 54.6 40.6 4.8 0 3.5 53.1 33.3 13.6 0 3.4 9 Giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của nhà trường trong TTSP CBQL 61.7 29.4 8.9 0 3.6 44.1 35.3 20.6 0 3.2 GVNV 62.5 32.3 5.2 0 3.6 54.1 34.8 11.1 0 3.4

* Đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp

Qua kết quả ở bảng khảo sát, chúng tôi nhận thấy: Tuy có sự khác nhau tương đối về tỷ lệ cũng như điểm trung bình đánh giá. Nhóm đối tượng là CBQL đánh giá tính cấp thiết ở tất cả các biện pháp có cao hơn nhóm GV, NV, nhưng sự khác biệt không đáng kể. Như vậy, kết quả đánh giá cho thấy các đối tượng có sự thống nhất và khẳng định tính cấp thiết của hệ thống biện pháp; Cả hai nhóm đối tượng nhận định tất cả các biện pháp đều rất cấp thiết (XMin3.5, XMax 3.8) trong công tác xây dựng TTSP.

Các biện pháp mà cả hai nhóm đối tượng đánh giá là rất cấp thiết mức điểm cao là:

- Nâng cao nhận thức của CBGV-NV trong việc xây dựng TTSP. - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và qui chế hoạt động của TTSP - Xây dựng bầu không khí tâm lí tích cực, tạo dư luận lành mạnh.

- Tăng cường công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho TTSP

Các biện pháp còn lại có mức độ thấp hơn nhưng vẫn được đánh giá là rất cấp thiết. Ngoài ra, chúng tôi khuyến khích các hiệu trưởng mở rộng nội dung từng biện pháp khi vận dụng để phù hợp với thực tế của từng trường.

* Đánh giá tính khả thi của các biện pháp

Từ kết quả ở bảng 3.1, cả 9 biện pháp đều có tính khả thi và rất khả thi (XMin 3.2, XMax 3.7). Một số biện pháp được nhận định có tính khả thi cao là:

- Nâng cao nhận thức của CBGV-NV trong việc xây dựng TTSP. - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và qui chế hoạt động của TTSP - Tăng cường đảm bảo điều kiện hoạt động cho tập thể sư phạm.

Các biện pháp còn lại đều được đánh giá là khả thi nhưng có sự nhận định khác nhau giữa hai nhóm đối tượng. Biện pháp xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực, tạo dư luận lành mạnh, CBQL đánh giá mức rất khả thi (X=3.7) nhưng GV, NV đánh giá mức khả thi (X =3.4). Qua trao đổi, GV, NV cho rằng thay đổi được bầu không khí tâm lý từ thiếu tích cực thành tích cực là không đơn giản; các giá trị đạo đức, lối sống chịu rất nhiều chi phối; một số CBQL chưa chí công vô tư; ý thức phê bình và tự phê bình ở mỗi cá nhân còn nhiều hạn chế, thậm chí bị lạm dụng.

Cả hai nhóm đối tượng đánh giá tương đồng mức khả thi (XMin 3.2,

Max

X 3.4) cho 3 biện pháp:

Tăng cường công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho TTSP

Xây dựng hệ thống chuẩn mực, giá trị cốt lõi và kế hoạch chiến lược của nhà trường

Nâng cao ý thức, trách nhiệm và thái độ tích cực của CB, GV, NV

Các nhóm đối tượng nhận định có khá nhiều khó khăn phải vượt qua để thực hiện các biện pháp này. Các nhận định đều rất thực tế; sức ép của kinh tế thị trường làm cho một số nhà giáo không thể an tâm trong việc học tập, nâng cao năng lực; Các giá trị chuẩn mực, cốt lõi có nhiều cá nhân coi nhẹ; Các hiện tượng tiêu cực của hệ thống kinh tế chính trị tác động không nhỏ đến ý thức, trách nhiệm và thái độ tích cực của CB, GV, NV.

Tóm lại, cả hai nhóm đối tượng đều tán thành, đánh giá cao tính cấp thiết và khả thi các biện pháp, các biện pháp phù hợp với thực tế đối với các trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng xây dựng TTSP, ở chương 3 chúng tôi đã trình bày một số nguyên tắc xây dựng và xác lập các biện pháp xây dựng TTSP tại các trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Nội dung các biện pháp xây dựng TTSP của Hiệu trưởng các trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định được.

Mỗi biện pháp đều được phân tích cụ thể, chi tiết về ý nghĩa, nội dung và cách thức tổ chức thực hiện. Các biện pháp thiết kế nhằm tác động vào tất cả các khâu và các chủ thể của quá trình quản lý, tác động vào tất cả các nội dung của công tác xây dựng TTSP của hiệu trưởng các trường TH.

Sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia, tổ chức khảo nghiệm sự cấp thiết, tính khả thi của mỗi biện pháp. Tổng hợp các phiếu khảo nghiệm chcho thấy, các biện pháp đưa ra đều cấp thiết và khả thi.

Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng trường, hiệu trưởng cần linh hoạt vận dụng các nhóm biện pháp mà chúng tôi đề xuất để xây dựng TTSP hiệu quả góp phần đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng Giáo dục & Đào tạo.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Công tác nghiên cứu lý luận - thực tiễn và đề xuất biện pháp xây dựng TTSP có ý nghĩa quan trọng với các trường học nói chung và các trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định nói riêng. Xây dựng TTSP không chỉ là nhiệm vụ trọng tâm của người hiệu trưởng mà nó là tất yếu để thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Kết quả nghiên cứu luận văn, chúng tôi khẳng định mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài “Quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm ở các trường

tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định” đã hoàn thành; đồng thời rút

ra một số kết luận và khuyến nghị sau đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)