Thực trạng xây dựng ý thức, thái độ tích cực, trách nhiệm cao đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 66 - 70)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Thực trạng xây dựng ý thức, thái độ tích cực, trách nhiệm cao đố

bản thân và TTSP

Muốn xây dựng một tập thể tích cực phải có những con người tích cực. Vì vậy, công tác nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm và tính tích cực trong lao động của mỗi thành viên là công tác quan trọng trong công tác xây dựng TTSP.

Bảng 2.5 Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng ý thức, thái độ tích cực, trách nhiệm cao đối với bản thân và tập thể sư phạm

STT NỘI DUNG tượng Đối Mức độ (%) X

Rất tốt Tốt Khá TB Yếu

1

Công tác học tập để nâng cao trình độ, năng lực nghề nghiệp của mỗi thành viên CBQL 8.8 29.4 41.2 20.6 0 3.3 GV 6.8 53.7 30.0 9.5 0.0 3.6 NV 3.2 15.6 53.1 28.1 0.0 2.9 2 Ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để là tấm gương sáng cho học sinh noi theo

CBQL 29.4 38.2 20.6 11.8 0 3.9

GV 16.0 41.3 33.8 8.9 0.0 3.7

NV 12.5 56.3 28.1 3.1 0.0 3.8

3

Công tác giảng dạy và giáo dục học sinh bằng tình thương yêu, sự công bằng và trách nhiệm một nhà giáo CBQL 8.8 79.4 11.8 0 0 4.0 GV 17.5 67.5 15.0 0.0 0.0 4.0 NV 12.5 71.9 15.6 0.0 0.0 3.9 4

Công tác cải tiến phương pháp giảng dạy, làm việc để nâng cao kết quả học tập của học sinh. CBQL 8.8 70.6 20.6 0 0 3.9 GV 16.0 63.7 20.3 0.0 0.0 4.0 NV 15.6 68.8 15.6 0.0 0.0 4.0 5

Công tác nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến. CBQL 8.8 29.4 50.0 11.8 0 3.4 GV 5.0 38.7 38.7 17.6 0.0 3.3 NV 3.1 43.7 43.7 9.5 0.0 3.4 6 Các thành viên trong TT luôn tuân thủ nội quy, quy chế của ngành và đơn vị một cách tự giác CBQL 8.8 58.8 32.4 0 0 3.8 GV 10.6 63.7 25.7 0.0 0.0 3.9 NV 6.2 62.5 28.2 3.1 0.0 3.8 7 Nội dung khác CBQL 11.8 26.5 41.2 20.5 0.0 3.3 GV 10.0 66.3 13.1 10.6 0.0 3.8 NV 9.4 65.6 25.0 0.0 0.0 4.1

Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.5 và trao đổi ý kiến với các đối tượng được trưng cầu ý kiến, cho thấy: Đa số giáo viên đều thương yêu học sinh, rất có

trách nhiệm của nhà giáo và vẫn luôn mong muốn đầu tư công sức cho phương pháp giảng dạy, nâng cao kết quả chất lượng học tập của học sinh. Tuy nhiên, tất cả các đối tượng đều có đánh giá không cao về thực trạng ý thức, thái độ tích cực học tập, trách nhiệm đối với bản thân và tập thể sư phạm. Công tác học tập để nâng cao trình độ, năng lực nghề nghiệp của mỗi thành viên còn khá thấp (XMin 2.9, XMax 3.6). Ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để là tấm gương sáng cho học sinh noi theo được cả 3 đối tượng đánh giá ở mức tốt thấp (XMin3.7, XMax 3.9). Công tác nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến được đánh giá còn quá nhiều hạn chế (XMin 3.3, XMax 3.4).

Có nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan làm cho đa số nhà giáo chưa thực sự toàn tâm, toàn ý cho giáo dục. Còn một bộ phận giáo viên chưa mạnh dạn cải tiến phương pháp giảng dạy, chưa tự giác thực hiện tốt nội quy, quy chế chuyên môn. Trình độ tin học và ngoại ngữ của nhiều GV còn thấp nên việc ứng dụng CNTT còn hạn chế. Vì vậy, đòi hỏi các Hiệu trưởng phải có biện pháp nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho từng thành viên trong tập thể.

Trong những năm gần đây, chính quyền tỉnh và ngành giáo dục thành phố Quy Nhơn đã tạo nhiều điều kiện cho giáo viên đi học nâng cao trình độ nhưng số lượng giáo viên đi học cao học vẫn còn tương đối ít. Qua trao đổi trực tiếp để tìm nguyên nhân, các đối tượng cho rằng: người giáo viên và gia đình họ còn khó khăn phải lo ổn định cuộc sống. Ngoài ra các quyền lợi và trách nhiệm người đi học chưa được hướng dẫn rõ ràng nên chưa tạo được sự phấn đấu của các cá nhân. Bên cạnh đó còn có một số trường vì ngại ảnh hưởng đến kinh phí tăng thu nhập trong cơ quan (do tăng giờ) nên hạn chế việc cử giáo viên đi học.

2.4.4. Thực trạng xây dựng ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên về chuẩn mực và giá trị cốt lõi của TTSP

Bảng 2.6: Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên về chuẩn mực và giá trị cốt lõi của nhà trường

STT NỘI DUNG tượng Đối

Mức độ (%)

X

Rất

tốt Tốt Khá TB Yếu

1

Mỗi thành viên đều hiểu rõ những chuẩn mực và giá trị cốt lõi mà nhà trường đang thực hiện.

CBQL 29.4 70.6 0 0 0 4.3

GV 22.5 61.3 16.2 0.0 0.0 4.1

NV 15.6 46.8 37.6 0.0 0.0 3.8

2

Mỗi thành viên biết điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với chuẩn mực và giá trị cốt lõi mà tập thể đã khẳng định CBQL 8.8 91.2 0 0 0 4.1 GV 16.9 61.3 21.8 0.0 0.0 3.9 NV 15.6 40.6 43.8 0.0 0.0 3.7 3

Mỗi thành viên thực hiện giáo dục các chuẩn mực và hệ giá trị cho học sinh.

CBQL 0 100 0 0 0 4.0

GV 0.0 75.0 25.0 0.0 0.0 3.8

NV 6.2 46.9 46.9 0.0 0.0 3.6

4

Mỗi thành viên làm việc trên tinh thần Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương- Trách nhiệm CBQL 0 91.2 8.8 0 0 3.9 GV 0.0 69.4 30.6 0.0 0.0 3.7 NV 6.2 46.9 46.9 0.0 0.0 3.6 5 Nội dung khác CBQL 79.4 20.6 0.0 0.0 3.8 GV 1.2 66.3 32.5 0.0 0.0 3.7 NV 3.1 93.8 3.1 0.0 0.0 4.0

Từ kết quả khảo sát cho thấy, tất cả các trường đều có kế hoạch chiến lược, khẳng định các chuẩn mực và giá trị cốt lõi của nhà trường. Các thành viên đều hiểu rõ và biết điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với chuẩn mực và giá trị cốt lõi mà tập thể đã khẳng định (XMin 3.8, XMax 4.3). Người giáo viên đang cố gắng thực hiện vai trò người thầy trong công tác, thực hiện tích hợp việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua giờ giảng bộ môn theo hướng dẫn chung (XMin 3.6, XMax 4.0).

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, CBQL đánh giá các nội dung ở mức tốt (XMin3.8, XMax 4.3). GV và NV đánh giá các nội dung ở mức tốt thấp hơn (X 3.6, X 3.9). Qua trao đổi, chúng tôi được biết các chuẩn mực, giá

trị cốt lõi của nhà trường nằm trong kế hoạch chiến lược của nhà trường, mỗi năm thường chỉ nhắc đến một vài lần. Các giá trị truyền thống như Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm được đa số giáo viên coi trọng nhưng vẫn có một số thành viên thực hiện chiếu lệ, một số thành viên chưa điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với chuẩn mực và giá trị cốt lõi mà tập thể đặt ra. Nhiều TTSP vẫn còn một số CBGV-NV chưa mẫu mực trong lời nói, cách cư xử với học sinh, với đồng nghiệp và kể cả phụ huynh. Nhiều tập thể chưa thực sự coi trọng hoặc thiếu điều kiện rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, một số GV chưa thật công bằng trong đối xử với học sinh và còn không ít GV chưa chú trọng hoặc chưa có giải pháp giáo dục học sinh chưa ngoan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)