Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của TTSP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 90 - 92)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của TTSP

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Trong tập thể nói chung và TTSP nói riêng cần có cơ cấu tổ chức hợp lý và khoa học. Các tổ chức chính thức trong nhà trường phổ thông được quy định trong Điều lệ trường TH và trường phổ thông có nhiều cấp học. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hợp lý, cân đối, hoàn chỉnh trong cơ cấu TTSP là vấn đề cần hết sức quan tâm, đầu tư để phù hợp với mỗi nhà trường. Một cơ cấu tổ chức hoàn thiện sẽ hoạt động nhịp nhàng; phát huy được tiềm năng của tập thể.

Trong cơ cấu tổ chức của tập thể, qui chế có vai trò hết sức quan trọng, nó là hệ thống văn bản mang tính qui định nhằm thể chế hóa công tác quản lý, làm căn cứ để điều hành mọi mặt hoạt động. Các qui chế hoạt động và qui chế phối hợp giúp cho cơ cấu tổ chức hoạt động đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo sự năng động của TTSP.

3.2.2.2. Nội dung và cách hiện biện pháp

Tùy theo qui mô, đặc điểm và điều kiện cụ thể của nhà trường, hiệu trưởng thiết lập bộ máy quản lý TTSP nhà trường theo đúng nguyên tắc, quy định của điều lệ trường TH. Tuyển chọn đội ngũ tổ trưởng chuyên môn có uy tín, năng lực, tạo niềm tin cho tập thể giáo viên.

Phát huy tính dân chủ và thực hiện theo đúng chức năng qui định khi thành lập hội đồng trường; hội đồng thi đua; hội đồng kỷ luật.

Các ban văn thể, lao động, công nghệ thông tin cần hết sức chú ý đến năng lực, sở trường khi bổ nhiệm để bảo đảm hiệu quả công tác.

Thực hiện tốt sự lãnh đạo của Đảng với các tổ chức đoàn thể: Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ chí minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân sự nguồn cho các tổ chức này. Xây dựng qui chế làm việc, qui chế phối hợp với các tổ chức thật khoa học để thực hiện mục tiêu của nhà trường.

Mục tiêu phát triển của nhà trường phải gắn với lợi ích vật chất và tinh thần của các thành viên, phải được bàn bạc dân chủ, phát huy được trí tuệ tập thể. Mọi thành viên được bày tỏ quan điểm, được đòi hỏi quyền lợi chính đáng từ tập thể và ngược lại, phải tự giác hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của mình.

Thực hiện tốt quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc tuyển chọn GV bằng cách làm tốt công tác tham mưu với sở Giáo dục & Đào tạo về nhu cầu nhân sự bảo đảm đáp ứng đúng, đủ về số lượng GV – NV.

Phân công nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng cho các thành viên ban giám hiệu: Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng. Qui định về chức năng nhiệm vụ của các tổ trưởng, ban văn thể, ban lao động, ban công nghệ thông tin. Cần tham khảo ý kiến tập thể, tạo sự đồng thuận cao để tổ chức thực hiện.

Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức trong nhà trường và các cá nhân cùng góp sức xây dựng qui chế tiêu chí nội bộ. Việc xây dựng quy chế cần phải được dự thảo, lấy ý kiến đóng góp, huy động trí tuệ tập thể trước khi ra quyết định ban hành. Qui chế chi tiêu nội bộ phải bảo đảm công việc nhà trường, kích thích được sự tích cực của các thành viên.

Qui chế chuyên môn phải bảo đảm qui định của ngành, bảo đảm tính thực tiễn của nhà trường trong thực hiện định hướng đổi mới giáo dục.

Để qui chế phát huy tác dụng, cần thiết phải: Tổ chức phổ biến cho GV- NV nắm rõ nội dung các quy định đã ban hành, thông qua các cuộc họp toàn thể cơ quan, họp từng bộ phận. Tuyên truyền, giáo dục cho GV-NV nâng cao nhận thức, phát huy tính tự giác trong việc chấp hành nghiêm túc nội qui cơ quan. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế, kịp thời động viên khen thưởng những thành viên thực hiện tốt và có pháp xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)