8. Cấu trúc luận văn
3.2.5. Nâng cao ý thức, trách nhiệm và thái độ tích cực của CBQL, GV,
đối với công việc của cá nhân và tập thể
3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Một tập thể tích cực chỉ có thể được tạo dựng từ những thành viên tích cực. Vì thế, tạo động lực, nâng cao tính tích cực đối với công việc cho các thành viên là một khâu quan trọng của công tác xây dựng TTSP.
Tính tích cực trong công tác và lao động của CBQL, GV, NV được đo bằng hiệu quả lao động thông qua số lượng và chất lượng công việc. Tính tích
cực đối với công việc được tạo ra khi con người có lòng say mê, có niềm vui và cảm thấy hài lòng với công việc.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu tích cực với công việc như: Việc qui định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng cá nhân, từng tổ chức chưa rõ ràng; thực hiện chế độ chính sách còn bất cập; công tác thi đua khen thưởng còn nặng về hình thức… Khi xảy ra tình trạng thiếu tích cực với công việc tất yếu dẫn đến hiệu quả lao động thấp, chất lượng chung của tập thể không thể phát triển.
Vì vậy, tạo động lực lao động, nâng cao tính tích cực cho các thành viên là một nhiệm vụ quan trọng của hiệu trưởng trong công tác xây dựng TTSP.
3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
- Nâng cao hiệu quả công tác phân công, phân nhiệm
Phân công, phân nhiệm phải thể hiện tính khách quan, khoa học, được bàn bạc, cân nhắc trong ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn; thực hiện phân công từ trước đầu năm học. Hiệu trưởng phải chia sẻ trách nhiệm với các phó hiệu trưởng qua bảng phân công nhiệm vụ; đảm bảo khối lượng công việc hợp lý, vừa phải cho tất cả các thành viên; tránh bố trí kiêm nhiệm quá nhiều hoạt động hoặc quá nhiều tiết dạy.
Bố trí, sử dụng nhân lực đúng người, đúng việc; phân công, phân nhiệm phải rõ ràng cụ thể đối với từng bộ phận, từng cá nhân. Từ đó quy trách nhiệm rõ ràng, khi có sai sót phải xác định được bộ phận, cá nhân nào phải chịu trách nhiệm.
Bố trí GV, NV theo đúng chuyên ngành đào tạo. Lưu ý bố trí GV có trình độ trên chuẩn, có nhiều kinh nghiệm theo yêu cầu thực tế nhà trường nhưng phù hợp với nguyện vọng cá nhân, tạo cơ hội phát triển cho các cá nhân này.
Sắp xếp thời khóa biểu hợp lý, khoa học để giáo viên hoạt động thuận lợi có hiệu quả hơn; đồng thời giúp học sinh học tập có chất lượng hơn.
- Thực hiện đầy đủ, công bằng chế độ chính sách đối với CB, GV, NV.
Chế độ chính sách, chế độ ưu đãi đối với CB, GV, NV ngành giáo dục được nhà nước qui định. Hiệu trưởng cần quan tâm thực hiện tốt các việc:
Cụ thể hóa các chế độ chính sách của nhà nước, bảo đảm các quyền lợi cho CBQL, GV, NV đầy đủ.
Thực hiện trả tiền lương và các khoản phụ cấp ưu đãi đầy đủ theo quy định, kịp thời.
Xét và công nhận hết tập sự đúng qui trình và đúng thời hạn cho GV tập sự.
Xét nâng lương trước thời hạn cho những cá nhân thực sự tích cực, có thành tích tốt, bảo đảm kích thích sự phấn đấu.
Giải quyết đúng các chế độ công tác phí, kinh phí đi học của CB, GV, NV.
- Thực hiện tốt qui chế dân chủ, đối xử bình đẳng với mọi thành viên trong TTSP:
Thực hiện đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp đúng qui định, dân chủ và bình đẳng. Khi thực hiện đánh giá theo chuẩn phải phân tích rõ để tất cả các thành viên hiểu cặn kẽ và có nhiều cơ hội phấn đấu bổ sung các tiêu chí.
Rà soát, đề bạt bổ sung danh sách cán bộ dự nguồn theo định kỳ một cách công khai dân chủ rộng rãi; minh bạch các đều kiện để các thành viên có phẩm chất và năng lực tốt phấn đấu.
Bình đẳng trong việc phân công chủ nhiệm, giảng dạy, sắp xếp thời khóa biểu. Chú ý phát huy năng lực GV giỏi; đồng thời quan tâm đến điều kiện, hòan cảnh từng thành viên để có sự bố trí hợp lý, hợp tình.
Tổ chức các phong trào thi đua tích cực, lành mạnh là hoạt động thường xuyên và rất quan trọng trong TTSP. Để thực hiện công tác thi đua khen thưởng cần làm tốt các công việc:
Xây dựng chuẩn đánh giá, xếp loại thi đua dựa trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước quy định như: Luật lao động, Luật giáo dục, Luật thi đua khen thưởng, … và các văn bản hướng dẫn thi đua khen thưởng của ngành giáo dục từng năm học.
Chuẩn đánh giá, xếp loại thi đua phải bao quát đầy đủ các mặt hoạt động của nhà trường; phù hợp với với điều kiện, đặc điểm, quy mô của từng nhà trường. Khi xây dựng chuẩn phải có dự thảo, tổ chức thảo luận góp ý trong đội ngũ cán bộ chủ chốt và toàn thể TTSP. Chuẩn thi đua phải cụ thể qua qui chế, lượng hóa được các tiêu chí bằng điểm số để thuận lợi trong công tác kiểm tra, đánh giá.
Hiệu trưởng kết hợp với công đoàn triển khai Luật thi đua khen thưởng, tất cả các văn bản hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng của ngành GD&ĐT được áp dụng trong năm học đến toàn thể TTSP vào đầu năm học; hướng dẫn để mọi người thông hiểu từng danh hiệu và đăng ký thi đua.
Thành lập hội đồng thi đua gồm có hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn, các tổ trưởng chuyên môn và các trưởng ban. Hội đồng thi đua khen thưởng phải xây dựng nội dung, kế hoạch theo dõi, kiểm tra công tác thi đua, xây dựng các biểu mẫu khoa học, rõ ràng và thuận tiện cho công tác tổng hợp đánh giá.
Phân công cụ thể lực lượng theo dõi thi đua, đánh giá chấm điểm cụ thể các hạng mục, tiêu chí thi đua.
Kết thúc học kỳ, tổ chức đánh giá kết quả hoạt động của từng thành viên trong hội đồng thi đua khen thưởng, đánh giá mức độ thực hiện thi đua của toàn thể TTSP. Đánh giá các mặt ưu điểm, các hạn chế và nguyên nhân của
hạn chế trong từng hoạt động. Chủ động điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những lệch lạc và tìm giải pháp khắc phục. Thông báo cụ thể tình hình thực hiện và rút ra các kinh nghiệm cho TTSP trong giai đoạn kế tiếp.
Sau mỗi phong trào thi đua phải tổng kết, rút kinh nghiệm, đánh giá nghiêm túc, kịp thời và trang trọng. Khen thưởng và tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích tốt một cách xứng đáng phù hợp với điều kiện của nhà trường.
Quá trình tổng kết, bình xét thi đua cần thực hiện công khai, công bằng, phát huy dân chủ, chống chủ nghĩa cá nhân và tư tưởng ganh đua thấp kém.
Việc khen thưởng và xử phạt bảo đảm động viên khuyến khích các nhân tố tích cực nhưng đồng thời phải tạo cơ hội cho những thành viên chậm tiến có cơ hội phấn đấu sửa chữa, cùng tiến bộ.
Tránh phô trương, hình thức trong công tác thi đua khen thưởng
Tuyên truyền, vận động để TTSP nhận thức đúng đắn về công tác thi đua, sao cho ai cũng xác định phải thi đua để mỗi người tiến bộ, hoàn thiện mình, cùng với tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tạo được sự tự hào chung về thành tích của tập thể, sự trân trọng thành tích cá nhân mỗi người cho tất cả mọi người. Bên cạnh đó, gắn kết quả thi đua khen thưởng vào việc nâng lương, thuyên chuyển, bố trí lao động và đề bạt.