8. Cấu trúc luận văn
1.6.2. Yếu tố chủ quan
Thực tiễn công tác quản lý, chỉ đạo giáo dục TH hiện nay cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của nhà quản lí trường TH. Nhà trường TH rất cần có những CBQL tận tâm, thạo việc, có năng lực điều hành. Để đảm nhiệm được tốt công việc của nhà quản lí, được học sinh và phụ huynh tin tưởng, giáo viên mến phục, người quản lí cần là nhà lãnh đạo, nhà quản lý hành chính, nhà sư phạm, nhà hoạt động xã hội; cần có phong cách lãnh đạo phù hợp để xây dựng và phát triển TTSP nhà trường. Sự thành công của một nhà quản lí phụ thuộc vào việc sử dụng ý tưởng và tài năng của tập thể giáo viên, vào việc đi đến những quyết định và hành động mà các thành viên trong hội đồng sư phạm phải tận tâm và vào việc đảm bảo thực hiện những quyết định và hành động đó. Nếu nhà quản lí không có đầy đủ những phẩm chất chính trị, kiến thức cũng như năng lực điều hành công việc thì ngược lại sẽ làm cho TTSP trở nên tồi tệ hơn, chẳng hạn:
Gây tâm lý lo sợ trong nhân viên. Họ sợ chứ không phục người lãnh đạo cho nên làm việc không hết tâm dẫn đến hạn chế năng lực làm việc;
Kìm hãm, thậm chí dập tắt tính năng động và sáng tạo của nhân viên; Tạo không khí căng thẳng ngột ngạt do đó ảnh hưởng đến kết quả công việc;
Không tập trung được nhiều ý kiến, sáng kiến tốt. Các quyết định quản lý mang tính chủ quan duy ý chí nên tính khả thi công việc không cao;
Người lãnh đạo dễ nảy sinh tâm lý chuyên quyền, hách dịch, ảnh hưởng không tốt đến tổ chức.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, luận văn trình bày các khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, TTSP, xây dựng TTSP, quản lý xây dựng TTSP. Có thể thấy TTSP góp phần quan trọng trong việ thực hiện mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Sự phát triển của TTSP có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự phát triển của nhà trường.
Tập thể là khâu liên kết chính giữa cá nhân và xã hội, trong tập thể quyền lợi cá nhân và tập thể hài hòa với nhau. Một mặc, tập thể giáo dục mọi người đem sức lao động phục vụ sự nghiệp chung, ý thức tuân thủ nội quy, quy chế hoạt động khiến cho nhân cách của họ ngày càng hoàn thiện hơn. Văn hóa làm việc tích cực, bầu không khí lành mạnh, mối quan hệ tập thể trong sáng sẽ tạo đều kiện phát huy tối đa năng lực mỗi cá nhân. Trong một tập thể sư phạm, mà ở đó các thành viên cảm thấy hài lòng, yên tâm công tác mọi người đoàn kết, chung sức thực hiện mục tiêu của nhà trường thì tất yếu nhà trường đó phát triển tốt và bền vững.
Nội dung của chương 1 cũng đã làm rõ lý luận về TTSP, về xây dựng TTSP và quản lý xây dựng TTSP ở trường TH.
Muốn làm tốt công tác xây dựng TTSP đòi hỏi nhà quản lý phải trang bị cho mình những kiến thức, lý luận về TTSP và công tác quản lý, xây dựng TTSP.
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ
QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH