8. Cấu trúc luận văn
3.2.6. Xây dựng hệ thống chuẩn mực và giá trị cốt lõi của TTSP
3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Hệ thống chuẩn mực của TTSP liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần cùa nhà trường đó. Nó biểu hiện thông qua tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, phong cách lãnh đạo; quản lý... cho đến bầu không khí tâm lý, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử. Hệ thống chuẩn mực và giá trị cốt lõi hiện đại, phù hợp với truyền thống dân tộc được mọi người trong tập thể chấp nhận sẽ là kim chỉ nam cho mọi nhận thức và hành động của các thành viên, trở thành
truyền thống nhà trường, có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành tình đoàn kết tập thể. Sự kế thừa những thành tựu của thế hệ trước, tạo nên niềm tự hào trong tập thể có tác dụng gắn kết cá nhân với tập thể, cá nhân với cá nhân, tạo nên tình gắn bó, khối đoàn kết vững bền.
Vấn đề xây dựng và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường có một ý nghĩa sâu sắc trong việc xây dựng củng cố niềm tin, tự hào về tập thể và từ đó nó có tác động trực tiếp đến tính tích cực hoạt động vì mục đích chung của các thành viên, kịp thời ngăn chặn những hiện tượng tha hóa, sai lệch chuẩn mực, giá trị đạo đức.
3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Hệ thống chuẩn mực và giá trị cốt lõi của TTSP phải được thể hiện qua các qui chế, nội qui cơ quan; khẳng định trong kế hoạch chiến lược của nhà trường. Việc xây dựng hệ thống chuẩn mực và giá trị cốt lõi của TTSP phải phù hợp chuẩn mực và giá trị truyền thống của dân tộc; vừa bảo đảm tính hiện đại. Tùy vào mức độ phát triển của tập thể mà có thể nhấn mạnh đến các chuẩn mực, giá trị khác nhau. Tuy nhiên, những giá trị về tình người, lòng tự trọng, tính trung thực,… cần hết sức chú trọng.
Khi xây dựng cần có dự thảo phổ biến rộng rãi, tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng của toàn thể CBQL, GV, NV nhằm phát huy trí tuệ của tập thể, thực hiện dân chủ trong đơn vị. Đồng thời biến hệ thống chuẩn mực và giá trị cốt lõi của nhà trường trở thành chuẩn mực và giá trị cốt lõi của từng thành viên.
Tích cực vận động để CBQL, GV, NV nhận thức về ý nghĩa tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống chuẩn mực và giá trị cốt lõi của TTSP chính là xây dựng văn hóa nhà trường. Hệ thống chuẩn mực là đạo lý phù hợp góp
phần khắc phục, giải quyết xung đột; hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột trong TTSP.
Xác lập viễn cảnh tương lai mà TTSP sẽ vươn tới; các mục tiêu cụ thể mà tập thể hay cá nhân cần phấn đấu đạt được.
Tổ chức thực hiện tốt công tác: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Gắn kết công tác này với việc thực hiện hệ thống chuẩn mực của TTSP.
Xây dựng, nâng cấp phòng truyền thống của nhà trường, trưng bày những hình ảnh, tài liệu về các hoạt động có ý nghĩa. Trưng bày các hiện vật, ghi lại thành tích đã đạt được của nhà trường. Tổ chức thi tìm hiểu về quá trình hình thành phát triển nhà trường; thi viết về những tấm gương sáng của TTSP nhà trường. Tăng cường tuyên truyền giáo dục cho về truyền thống tốt đẹp của TTSP nhà trường tạo niềm tự hào và nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân về việc gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.
Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, khen thưởng hợp lý việc thực hiện chuẩn mực và giá trị cốt lõi của TTSP, đồng thời khuyến khích thiết lập các chuẩn mực, giá trị mới mang tính thời đại.