8. Cấu trúc luận văn
1.4.2. Xây dựng môi trường làm việc tích cực và định hướng dư luận
lành mạnh
a. Môi trường làm việc tích cực
Môi trường làm việc tích cực chính là tạo được bầu không khí ở môi trường lam việc, hệ thống trạng thái tâm lý tương đối ổn định, đặc trưng của mỗi tập thể. Nó không đơn thuần là tổng thể các đặc điểm tâm lý cá nhân mà được hình thành trên cơ sở từ các mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân trong tập thể.
Để tạo môi trường lành mạnh, thân ái, người lãnh đạo cần chú ý đến vai trò kiến tạo nên các quan hệ không chính thức trong tập thể, tạo nên sự tương hợp tâm lý giữa các cá nhân, điều này phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của người lãnh đạo. Tạo điều kiện cho các cá nhân hiểu biết nhau, từ đó tăng cường sự cảm thông chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau. Vì vậy, phải tăng cường thông tin, trao đổi tiếp xúc giữa các thành viên trong tập thể.
Các giá trị chuẩn mực đạo đức đóng vai trò to lớn đến sự tương hợp tâm lý giữa các cá nhân. Bầu không khí tâm lý tích cực là mọi người cảm thấy lạc quan, vui vẻ khi làm việc trong tập thể, muốn gắn bó lâu dài với tập thể. Mọi người hiểu biết, quan tâm, giúp đỡ nhau với thiện chí tích cực, phấn khởi, hăng say làm việc.
Sự nhận xét, phê bình luôn mang tính xây dựng. Sự tiếp xúc thoải mái giữa các thành viên. Mọi người được tự do, dân chủ trong tư tưởng, hành động. Kỷ luật không phải là bắt buộc mà là tự giác, là nhu cầu của mỗi cá nhân.
Người lãnh đạo vừa là thủ trưởng, vừa là thủ lĩnh, khi vắng mặt, tập thể vẫn hoạt động bình thường. Dư luận tập thể lành mạnh điều chình mạnh mẽ ý thức và hành vi của mọi thành viên. Coi trọng đúng mức lợi ích cá nhân, thúc đẩy sự phát triển cá nhân, thống nhất hài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích
chung. Việc xây dựng một bầu không khí tâm lý lành mạnh, đoàn kết, thân ái là nhiệm vụ của nhà quản lý và mỗi thành viên của tập thể.
b. Định hướng dư luận lành mạnh
Hiệu trưởng phải thực hiện các chức năng điều tiết các mối quan hệ trong tập thể, điều chỉnh các mối quan hệ trong tập thể thông qua những tác động lên hành vi của các cá nhân. Trên cơ sở đánh giá, phán xét các sự kiện, hiện tượng dư luận tập thể góp phần xây dựng các chuẩn mực, hướng dẫn các việc nên làm, không nên làm. Đồng thời, phải động viên, khuyến khích hoặc phê phán, công kích những biểu hiện đạo đức hành vi của các cá nhân, cùa nhóm người trong tập thể. Nó còn có tác dụng phòng ngừa các hành vi phạm pháp, buộc các cá nhân phải đi theo khuôn khổ vả chuẩn mực xã hội.
Để định hướng dư luận tập thể lành mạnh cần phải có những thông tin sự kiện thật chính xác. Hình thành thái độ đúng đắn, khách quan về hiện tượng, tạo sự phát ngôn đúng mức, trên cơ sở hợp pháp, hợp lý, hợp tình. Điều khiển và điều chỉnh dư luận tập thể để làm áp lực xóa bỏ tiêu cực, kiên trì thuyết phục để luôn có dư luận lành mạnh.
Dư luận tập thể là những nhận định, đánh giá, phán đoán của các thành viên trong tập thể về một sự kiện, sự vật nào đó trong tập thể hoặc trong xã hội. Sự hình thành dư luận trước tiên phụ thuộc vào tính chất của sự kiện, hiện tượng gây ra dư luận đó. Sự hình thành dư luận còn phụ thuộc vào mức độ chuẩn bị tư tưởng của các cá nhân trước sự kiện đó.
Quan điểm, lập trường, cách sống, cách suy nghĩ của con người ảnh hưởng đến tính chất của dư luận. Vì vậy, trang bị, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, hiểu biết, xây dựng định hướng giá trị, chuẩn mực đạo đức, thái độ khách quan, đúng đắn cho các thành viên là nhiệm vụ quan trọng của người quản lý trong việc hình thành dư luận tích cực trong tập thể. Số lượng và chất lượng thông tin ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành dư luận. Nếu thông
tin không đầy đủ, không rõ ràng thì phán đoán sẽ mơ hồ, sẽ dẫn đến dư luận không chính xác, hình thành tin đồn. Nếu thông tin đầy đủ, chính xác thì sẽ hình thành dư luận theo chiều hướng tích cực và đúng đắn.