8. Cấu trúc luận văn
3.2.7. Đảm bảo các điều kiện hoạt động cho TTSP
3.2.7.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Bất kỳ tổ chức, tập thể nào cũng cần những điều kiện tối thiểu để hoạt động và phát triển. Một TTSP cần nhiều điều kiện để hoạt động như: các điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ cho việc giảng dạy, giáo dục và hoạt động tập thể có vai trò hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, mỗi GV, NV chỉ có thể toàn tâm toàn ý lo cho công việc tập thể nếu họ có được chỗ dựa, được chia sẻ, giúp bớt đi gánh nặng gia đình.
- Tăng cường xây dựng nâng cấp, bảo quản cơ sở vật chất nhà trường
Tích cực tham mưu với lãnh đạo ngành, chính quyền địa phương đầu tư xây dựng các hạng mục công trình lớn như: Diện tích mặt bằng, các phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành, phòng đa năng … bảo đảm cơ bản về cơ sở vật chất cho việc xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Sử dụng hợp lý nguồn kinh phí tự chủ, nhất là quĩ phát triển sự nghiệp đề đầu tư, nâng cấp trang thiết bị dạy học. Bảo đảm thiết bị, hóa chất và nhân sự vận hành tốt các phòng thí nghiệm thực hành. Từng bước nâng cấp các phòng học bộ môn, phòng thiết bị, bổ sung kịp thời các thiết bị hiện đại cần thiết cho quá trình dạy học.
Tổ chức quản lý sử dụng hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin nhà trường. Bảo đảm thông tin liên lạc từ phòng GD&ĐT đến CBQL, GV, NV thông suốt, nhanh chóng qua websize và hệ thống liên lạc văn bản điện tử eOffice. Các kế hoạch, nội dung chương trình giảng dạy, ôn tập kiểm tra của tổ bộ môn hay nhà trường được phổ biến kịp thời trên websize, tạo điều kiện cho học sinh có thể học tập bằng hình thức học tập E-Learning.
Lắp đặt hệ thống camera đến tất cả các phòng học, tạo điều kiện quản lý tốt học sinh, đổi mới cơ chế kiểm tra đánh giá; tạo thuận lợi cho việc dự giờ thăm lớp, học tập kinh nghiệm. Đồng thời tạo được sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên cho giờ dạy vì mỗi tiết dạy đều có thể có người dự giờ không làm ảnh hưởng đến không khí học tập của lớp.
Xây dựng và cải tạo vườn trường vừa tạo cảnh quan vừa phục vụ việc họ tập cho học sinh. Cần có sự quy hoạch tổng thể về cảnh quan môi trường, sắp xếp lại cây cảnh và trồng cây xanh thích hợp. Có qui trình, chiến lược đầu tư rõ ràng để xây dựng mô hình trường học tiên tiến, đúng chuẩn. Chú ý phân công bảo quản và giữ gìn sân chơi, sân tập luyện TDTT.
Thực hiện tốt hiện phong trào thi đua: “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, biến phong trào trở thành công tác thường xuyên trong hoạt động của nhà trường.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của CB,GV,NV
Đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên trong tập thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động của TTSP nhà trường. Để phát huy lương tri trách nhiệm người thầy cần hết sức quan tâm, tạo điều kiện nâng cao đời sống của các thành viên. Cụ thể là:
Thực hiện các khoản chi tiêu thường xuyên thật hợp lý, bảo đảm phục vụ công việc nhưng tránh thất thoát, lãng phí. Thực hiện thật tốt chế độ tiết kiệm để tạo lập các quĩ tăng thu nhập, quĩ khen thưởng, quĩ phúc lợi và hỗ trợ đời sống. Trên cơ sở đó có điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho TTSP, đồng thời thực hiện được việc hỗ trợ cho những trường hợp quá khó khăn.
Quan tâm hoàn cảnh các gia đình, kết hợp chặt chẽ với công đoàn thực hiện bảo lãnh để các thành viên có nhu cầu được vay vốn ngân hàng hoặc tổ chức góp vốn trong tập thể tạo điều kiện phát triển kinh tế phụ, tăng thu nhập.
Tổ chức thăm hỏi động viên kịp thời khi có thành viên bệnh tật, tai nạn. Tạo sự tương thân tương ái trở thành nét văn hóa trong TTSP.
- Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động tập thể
Các hoạt động tập thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của tập thể, cũng như mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong tập thể sư phạm. Vì thế phải chú trọng duy trì đều đặn, hợp lý các hoạt động tập thể.
Phát động phong trào rèn luyện sức khỏe, luyện tập thể dục thể thao để GV, NV có một sức khỏe tốt, với khẩu hiệu “một tâm hồn cao thượng trong
một thân thể tráng kiện”. Tổ chức hoạt động đều đặn các câu lạc bộ hoặc nhóm yêu thích bóng bàn, cầu lông, bóng chuyền …
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tinh thần và năng khiếu về văn nghệ, văn học, thơ ca... Sắp xếp, bố trí các phòng chức năng và hội trường hợp lý, hổ trợ âm thanh nhạc cụ để các nhóm hoạt động, giao lưu.
Tổ chức tham gia đầy đủ và nhiệt tình các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao do ngành hoặc địa phương tổ chức; Tích cực mở rộng giao lưu với các trường tên địa bàn; Chủ động tổ chức các phong trào thi đấu thể dục thể thao, hội diễn văn nghệ nhân các ngày lễ lớn và sự kiện quan trọng của đất nước. Gắn các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ với các chủ đề nhằm nâng cao tính nhân văn, tinh thần học tập và làm việc cho đội ngũ CBQL, GV, NV.
Coi trọng và tổ chức tốt hoạt động tham quan du lịch, nghỉ dưỡng. Kết hợp hài hòa giữa tham quan du lịch, nghỉ dưỡng và học tập. Đặc biệt lưu ý các di tích lịch sử dân tộc.
3.2.8. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức và lực lượng giáo dục trong công tác xây dựng TTSP
3.2.8.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Công tác xây dựng TTSP là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài. Trách nhiệm đó đòi hỏi không chỉ hiệu trưởng mà tất cả các thành viên trong ban giám hiệu phải chung sức chung lòng thực hiện. Nó không chỉ là trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường mà còn là trách nhiệm của mọi tổ chức đoàn thể. Hiệu trưởng phải kết hợp đồng bộ, nhịp nhàng của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để thực hiện.
Bên cạnh đó, huy động các lực lượng của cộng đồng cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, kết hợp hài hòa các yếu tố gia đình, nhà
trường và xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục là góp phần quan trọng trong việc xây dựng TTSP.
3.2.8.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Trên tinh thần Đảng Lãnh đạo - nhà nước quản lý. Chi bộ nhà trường là nòng cốt, phải thường xuyên chú trọng công tác xây dựng TTSP, củng cố khối đoàn kết trong Đảng, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, phát huy sức mạnh của các tổ chức quần chúng. Chỉ đạo và tạo điều kiện cho các đoàn thể: Công đoàn, Đoàn thanh niên thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, góp phần tuyên truyền vận động và tiên phong thực hiện thắng lợi mục tiêu và nhiệm vụ.
Hiệu trưởng cần kiên trì quán triệt tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của việc phối hợp các tổ chức và lực lượng để xây dựng TTSP cho CBGV-NV. Đưa nội dung xây dựng TTSP vào nghị quyết của nhà trường, công đoàn, đoàn thanh niên, hội đồng trường để tạo cơ sở pháp lý, đảm bảo tính thống nhất, đồng thuận cao trong tập thể sư phạm.
Tạo điều kiện cho công đoàn, thanh tra nhân dân thực hiện công khai, dân chủ trong mọi hoạt động của nhà trường; phát huy và thực hiện tốt chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động của lãnh đạo nhà trường; cùng với lãnh đạo nhà trường tham gia bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công đoàn viên. Tiếp tục triển khai tốt cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương -Trách nhiệm”.
Chỉ đạo chi đoàn giáo viên, đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường phát huy vai trò “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” của tuổi trẻ trong sự nghiệp giáo dục nhà trường nói chung và công tác xây dựng TTSP nói riêng. Tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống; đổi mới nội dung, phương thức sinh hoạt nhằm tăng cường giáo dục chính trị,
rèn luyện phẩm chất đạo đức cho CB, GV, NV để cùng chung tay góp sức xây dựng nhà trường.
Phối hợp chặt chẽ các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành. Tổ chức triển khai thực hiên các hoạt động tập thể như: phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, đền ơn đáp nghĩa…, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên trong tập thể. Tạo sự đoàn kết gắn bó giữa tất cả mọi người để cùng quyết tâm xây dựng nhà trường ngày thêm phát triển, tập thể sư phạm ngày thêm tích cực.
Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo chính quyền địa phương và lãnh đạo cấp trên để có sự hỗ trợ tích cực đối với việc xây dựng TTSP của nhà trường.
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc bảo vệ an ninh trật tự và cơ sở vật chất nhà trường. Đồng thời kết hợp tổ chức các phong trào thể dục thể thao, văn nghệ, tuyên truyền pháp luật, phòng chống tệ nạn xã hội và đặc biệt là công tác giáo dục đạo đức cho học sinh về mọi mặt.
Nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục của nhà trường để xây dựng uy tính, niềm tin cho phụ huynh học sinh, nhân dân và lãnh đạo chính quyền địa phương.
Thực hiện dân chủ công khai trong việc vận động và sử dụng hợp lý các nguồn vốn từ xã hội hóa giáo dục vào việc tăng cường, sửa chữa cơ sở vật chất, chăm lo cho học sinh, khen thưởng CB, GV, NV đúng mục đích, có hiệu quả. Tôn trọng những ý kiến đóng góp, thực hiện các yêu cầu hợp lý của các lực lượng xã hội thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh và hội đồng trường.
Phối hợp chặt chẽ với hội khuyến học, hội cựu giáo chức, hội phụ nữ,… và các các tổ chức đoàn thể xã hội trên địa bàn để cùng chăm lo giáo dục thế hệ trẻ, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Thực hiện tốt công tác khuyến học khuyến tài, tạo điều kiện giúp đỡ học sinh nghèo khó.
Phối hợp và phát huy hiệu quả vai trò trách nhiệm của ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường là thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục. Ban đại diện cha mẹ học sinh không chỉ là cầu nối giữa nhà trường với gia đình học sinh và với các tổ chức, đoàn thể xã hội mà còn là chủ thể trong các hoạt động huy động cộng đồng tham gia hoạt động giáo dục. Kết hợp tốt với ban đại diện cha mẹ học sinh mang lại nhiều hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức, nâng cao chất lượng học tập của học sinh và góp phần quan trọng trong công tác xây dựng TTSP.
3.2.9. Giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của nhà trường trong TTSP
3.2.9.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Truyền thống là những giá trị tinh thần, tình cảm, tư tưởng, lối sống, những giá trị văn hóa,... được kế thừa và phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy truyền thống là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong đơn vị.
Truyền thống của một nhà trường chính là những kinh nghiệm đã đúc kết được trong lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường đó, tạo ra bề dày thành tích, dựng xây các mối quan hệ tốt đẹp, truyền cảm hứng cho các thế hệ tiếp sau tiếp tục tạo ra các giá trị mới có ý nghĩa tích cực cho nhà trường. Cũng như truyền thống của cộng đồng, dân tộc, truyền thống của nhà trường cũng gồm 2 mặt tích cực, tiến bộ và ngược lại là bảo thủ, lạc hậu. Trách nhiệm kế thừa phát huy các truyền thống tốt đẹp của đơn vị chính là gìn giữ, suy tôn những giá trị cốt lõi, nền tảng, có ý nghĩa cho sự tiến bộ của tập thể.
Tại các trường tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định chưa có văn bản chính thức nào đề cập đến hệ thống các giá trị cốt lõi của nhà trường.
Tuy nhiên, các giá trị cốt lõi như coi trọng chất lượng, hiệu quả, lòng trung thực, sự tôn trọng lẫn nhau, tính cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, lòng yêu thương... vẫn được nhiều CB, GV, NV thừa nhận.
3.2.9.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Để giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp trong tập thể, Hiệu trưởng cần tập trung một số biện pháp cụ thể sau:
Chỉ đạo việc củng cố, xây dựng truyền thống tập thể trên cơ sở xác lập các giá trị đã có và những giá trị sẽ có của nhà trường.
Xác lập các giá trị cốt lõi trong nhà trường bằng việc khảo sát ý kiến tất cả các thành viên trong nhà trường. Và để hiệu quả, việc nêu lên các giá trị cốt lõi nên chọn những người có hiểu biết cặn kẽ về nhà trường, có năng lực và được các thành viên khác tin cậy.
Chỉ đạo việc thiết kế, xây dựng phòng truyền thống của đơn vị để trưng bày những phần thường mà nhà trường được tặng (bằng khen, giấy khen, ...); lịch sử phát triển và những thành tựu của nhà trường, hình ảnh và các hiện vật về quá trình xây dựng trường qua các thời kỳ; đồng thời có hình thức trân trọng ghi nhận những thành tích mà cá nhân, tập thê trong đơn vị đạt được...
Tổ chức việc giáo dục truyền thống của đơn vị cho các thế hệ học sinh, giúp các em nhận thức đầy đủ các giá trị văn hóa mà nhà trường đã tạo dựng được để chính các em tiếp nhận các giá trị đó và góp phần phát huy nó.
Tổ chức tốt các buổi lễ khai giảng năm học, kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, các hoạt động phong trào của Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên Tền phong Hồ Chí Minh đồng thời có sự quan tâm chu đáo trong việc đón tiếp CB, GV, NV mới cũng như chia tay CB, GV, NV về đơn vị mới, nghỉ hưu...
Học tập từ các đơn vị khác những kinh nghiệm giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp trong tập thể để làm giàu thêm truyền thống của đơn vị
mình, góp phần tạo ra thương hiệu riêng của nhà trường.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Dựa vào cơ sở lý luận và kết quả khảo sát thực trạng công tác xây dựng tập thể kết hợp với sự phân tích những mặt mạnh, những mặt hạn chế, những thuận lợi, khó khăn của công tác xây dựng TTSP. Chúng tôi đề xuất 9 biện pháp quản lý nhằm tác động vào mọi mặt hoạt động của nhà trường TH một cách đồng bộ, nhằm xây dựng TTSP cho mỗi nhà trường tại các trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ngày càng phát triển bền vững.
Mỗi biện pháp đề xuất có tác động vào một số lĩnh vực nhất định của công tác xây dựng tập thể sư phạm và phù hợp với tình hình thực tế tại các trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định nên tính độc lập chỉ tương đối. Giữa các biện pháp có mối quan hệ đan xen, gắn kết mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên một hệ thống biện pháp thống nhất. Vì thế, trong quá trình thực các biện pháp cần phải đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện để mang lại kết quả như mong muốn.
3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất pháp đề xuất
3.4.1. Tổ chức khảo nghiệm
Qua quá trình nghiên cứu, tổng kết chúng tôi đã đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng TTSP của hiệu trưởng các trường TH thành phố Quy Nhơn,